Đã 5 cái Tết liên tục ở xa quê hương, gia đình chị Thủy (33 tuổi) anh Hùng (35 tuổi) đang học nghiên cứu sinh tại Đại học Kỹ Thuật Lâm Nghiệp - Saint – Liên Bang Nga khó giấu được những cảm xúc nhớ nhà.
Gia đình chị Thủy đã sang nước Nga sinh sống và học tập được 5 năm.
Thế nhưng dù không được về Việt Nam ăn Tết đoàn viên, tại xứ sở Bạch Dương cộng động người Việt trên đất nước này nói chung và tổ ấm nhỏ của chị Thủy nói riêng cũng có những hoạt động thiết thực hướng về nguồn cội. Trong nhà thay vì cành đào cây quất thì họ mua hoa về cắm, trang trí đèn nhấp nháy ở cửa sổ để khi đi học về, bước chân vào nhà bé Phong (8 tuổi) - con trai của chị sẽ cảm thấy phần nào không khí ngày tết quê hương.
Chị Thủy kể về những năm dài chưa được về quê đón giao thừa cùng người thân, Tết là dịp sum họp, đoàn viên bên nhau sau 1 năm dài xa cách, do điều kiện không cho phép nên gia đình chị không về đón Tết cùng người thân và bạn bè được.
“Chúng mình ở bên này rất nhớ nhà, nhớ không khí chuẩn bị Tết, nhớ những bữa cơm đầm ấm, nhớ cha mẹ, anh chị em bạn bè, nhớ không khí đầm ấm vui vẻ, cùng nhau dọn dẹp nhà cửa cho tươm tất, sạch sẽ”.
5 cái Tết xa quê nhưng chị được cảm nhận rõ không khí ấm cúng của Tết Việt thông qua các hoạt động của cộng động người Việt ở Nga.
Tuy nhiên để khắc phục điều đó và để tạo cho con trai thấy được không khí Tết đoàn viên ở Việt Nam, để không quên đi nguồn cội, anh chị vẫn nấu bánh chưng, làm giò xào, đêm giao thừa gia đình chị cũng làm mâm cơm gần như có đầy đủ các món truyền thống mà ở quê nhà mọi người vẫn hay làm.
Thông qua đó, chị kể thêm vài câu chuyện liên quan đến ngày tết cho con trai nghe. Thay bởi cành đào cây quất thì chị mua hoa về cắm, trang trí đèn nhấp nháy ở cửa sổ để khi đi học về, bước chân vào nhà là con trai sẽ cảm thấy phần nào không khí ngày Tết quê hương.
Với chị Thủy, đó cũng là một phương pháp để bố mẹ dạy con về những phong tục truyền thống ở trên quê hương Việt Nam, nơi mà mình đã được sinh ra.
Bé Phong (ngoài cùng bên trái) trong một lần tham gia Tết người Việt ở Nga.
Những tưởng khi chuẩn bị trang hoàng nhà cửa mang đậm phóng cách cổ truyền, hai vợ chồng chị Thủy cùng con trai sẽ phần nào vơi đi nỗi nhớ quê hương nhưng khi chứng kiến các gia đình bên cạnh họ cũng là người Việt đã rục rịch xách vali về nước ăn đón giao thừa, chị Thủy không khỏi chạnh lòng.
“Thật sự nhìn họ lần lượt xách vali về quê mình cũng muốn vậy, mình muốn lao vào nhà chuẩn bị đồ đạc cùng chồng con ra sân bay luôn” – mẹ 8X nói.
Những ngày Tết xa quê cũng là thời điểm chị Thủy thường xuyên nói chuyện với con nhiều hơn về ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền Việt Nam, chị nói với con rằng: “Nếu như ở nước Nga con được nghỉ lễ vào dịp năm mới (tính theo lịch dương) thì ở Việt Nam cũng được nghỉ tết nhiều như vậy vào dịp Tết cổ truyền (tính theo lịch âm).
Ngày Tết cổ truyền mang ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, được xem là một ngày tốt đẹp, là thời điểm giao hòa giữa trời đất, con người với thần linh. Người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời...
- Chị Thủy -
Trước khi Tết đến, vào những ngày cuối năm, mọi nhà có tập tục tảo mộ là để tưởng nhớ đến những người đã mất. Đêm giao thừa, nhà nhà đều thắp hương trên bàn thờ của ông bà tổ tiên thể hiện sự biết ơn, hướng về nguồn cội của thế hệ đi sau dành cho thế hệ đi trước”.
Mỗi dịp này, chị không quên nhắc con trai hiểu ngày Tết cổ truyền Việt Nam được nhiều người quan niệm là ngày ông Thần Tài gõ cửa từng nhà để ban sự thịnh vượng, sung túc hy vọng về tiền tài của cải đầy ắp, là những ngày may mắn, tốt đẹp.
Đây cũng là cơ hội để mọi người thể hiện sự yêu thương, quan tâm, gửi đến nhau những lời chúc chân thành, tốt đẹp nhất, chúc bà nội và ông bà ngoại luôn sống khỏe mạnh, vui vẻ và quây quần bên con cháu, một thủ tục không thể thiếu trong mỗi ngày Tết là mọi người sẽ trao nhau những phong bao lì xì như một lời chúc năm mới an khang.
Mỗi lần nghe mẹ nói về ý nghĩa của lễ Tết, bé Phong đều rất hào hứng.
Ở xứ sở Bạch Dương xa xôi, đúng đêm giao thừa, gia đình chị Thủy có làm hầu như tất cả các thủ tục như trao lì xì, bật ti vi lên xem bắn pháo hoa quê nhà, gọi video về cho gia đình ở Việt Nam để nói những câu chuyện vui vẻ đầu năm.
Nói về những mong muốn đầu năm, chị Thủy hy vọng sang năm mới tất cả mọi người nói chung và những anh chị em gia đình người Việt định cư ở nước Nga đều mạnh khỏe, bình an và may mắn.
Với gia đình riêng của mình, chị mong sẽ giữ mãi được ngọn lửa hạnh phúc, vợ chồng và con cái đều học tập tốt, đặc biệt là cả 2 anh chị sẽ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, thêm một ước muốn nho nhỏ là mong sẽ sinh được một bé gái xinh xắn khỏe mạnh trên đất nước Nga tươi đẹp này.
Năm 2020 đã gõ cửa, gia đình chị Thủy hy vọng sẽ sớm đón một chú chuột vàng trên xứ sở tươi đẹp này.
Mẹ Việt ở Nga tâm sự: “Chúng mình muốn đánh dấu một mốc kỷ niệm tươi đẹp, thành công và hạnh phúc trên xứ sở Bạch Dương trong năm mới. Sau đó sẽ là những dự định kế tiếp và kế hoạch đón Tết 2021 ở Việt Nam”.
Tết Việt luôn có ý nghĩa thiêng liêng, đặc biệt trong lòng mỗi người con xa quê. Cận kề thời khắc bước sang năm mới, những người Việt Nam ở nước ngoài như chị Thủy, anh Hùng bé Phong luôn hướng về nơi cha sinh mẹ đẻ với những điều mới mẻ và tốt đẹp nhất.