Đối với những ai lần đầu làm bố mẹ chắc hẳn luôn hồi hộp và mong chờ gặp bé cưng của mình. Khi ôm con trong lòng, bố mẹ sẽ nhận ra con có bình thường không qua một số dấu hiệu.
Tuy nhiên, đa phần bố mẹ thường chỉ chú trọng cân nặng cho con, mà thường không chú ý kích thước đầu cũng có thể dự đoán chiều cao của trẻ sau này.
Chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh có liên quan đến chiều cao của trẻ?
Theo một cuộc nghiên cứu tại Trung Quốc, kích thước đầu của trẻ có mối quan hệ nhất định với chiều cao, vì cơ thể của trẻ có một tỷ lệ nhất định.
Với sự phát triển theo độ tuổi của bé, chu vi vòng đầu của em bé sẽ tiếp tục tăng lên, miễn là chu vi vòng đầu của em bé đáp ứng các giá trị bình thường.
Kích thước vòng đầu thực sự phản ánh sự phát triển của bé, nếu chu vi vòng đầu của bé càng lớn đồng nghĩa với việc khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé tương đối tốt hơn.
Một số bé có đầu tròn và nhọn trông không được đẹp mắt cho lắm nhưng có ưu điểm khả năng cao hơn trong tương lai.
Hiệp hội Ưu sinh Trung Quốc đã tiến hành một cuộc khảo sát cho thấy nếu trẻ có vòng đầu rộng và đầu phẳng thì chiều cao của trẻ nhìn chung không quá cao, nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ.
Đó là do xương và cơ của trẻ đầu phẳng mềm hơn trẻ đầu tròn nên không gian tăng trưởng chiều cao của trẻ có thể hạn chế hơn.
Thực tế, nhiều trẻ sơ sinh được sinh ra với hình dáng đầu khác nhau, có trẻ đầu tròn, méo... Hình dạng đầu không đối xứng mức độ nhẹ của trẻ thường là bình thường, đặc biệt trong tháng đầu tiên sau khi sinh. Tuy nhiên, hình dạng đầu của trẻ có thể thay đổi sau khi lớn lên, vì vậy bố mẹ không nên quá lo lắng.
Ngoài ra, chiều cao của trẻ còn phụ thuộc vào các yếu tố như gen di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống...
Chu vi vòng đầu của trẻ bao nhiêu là bình thường?
Các nghiên cứu đã chỉ ra, 75% sự phát triển não bộ của trẻ là nằm trong khoảng thời gian từ lúc sơ sinh đến khi chập chững biết đi, cả trọng lượng lẫn chu vi vòng đầu của trẻ đều thay đổi vô cùng nhanh chóng. Tuy nhiên sẽ có sự khác biệt giữa bé trai và bé gái, thông thường chỉ vi vòng đầu ở bé trai sẽ lớn hơn so với bé gái cùng độ tuổi.
Dưới đây là chỉ số chu vi vòng đầu trung bình được dùng làm tiêu chuẩn so sánh với các bé từ sơ sinh đến 3 tuổi, bố mẹ có thể tham khảo.
Trẻ 0 tuổi: chu vi vòng đầu 34.8 cm.
Trẻ 3 tháng tuổi: chu vi vòng đầu 40 cm.
Trẻ 6 tháng tuổi: chu vi vòng đầu 42.4 cm.
Trẻ 12 tháng tuổi: chu vi vòng đầu 45 cm.
Trẻ 15 tháng tuổi: chu vi vòng đầu 45.8 cm.
Trẻ 18 tháng tuổi: chu vi vòng đầu 46.5 cm.
Trẻ 21 tháng tuổi: chu vi vòng đầu 47 cm.
Trẻ 24 tháng tuổi: chu vi vòng đầu 47.5 cm.
Trẻ 27 tháng tuổi: chu vi vòng đầu 47.8 cm.
Trẻ 30 tháng tuổi: chu vi vòng đầu 48.2 cm.
Trẻ 33 tháng tuổi: chu vi vòng đầu 48.4 cm.
Trẻ 36 tuổi: chu vi vòng đầu 48.6 cm.
Các yếu tố liên quan đến chiều cao của trẻ là gì?
Gen chiều cao của bố mẹ
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của bé chính là chiều cao của bố mẹ, và chiều cao của bố mẹ sẽ được di truyền sang con.
Gen của bố mẹ không thể thay đổi, có xác suất khoảng 70% quyết định chiều cao của trẻ trẻ.
Hình dạng đầu của trẻ có thể thay đổi sau khi lớn lên, vì vậy bố mẹ không nên quá lo lắng.
Các yếu tố khác bao gồm giấc ngủ, chế độ ăn uống,...
Ngoài gen di truyền của bố mẹ, chiều cao của trẻ còn bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác bao gồm giấc ngủ, chế độ ăn uống và hoạt động thể chất của trẻ.
Nếu chiều cao của trẻ không có lợi thế bẩm sinh, bố mẹ nên chú ý cố gắng tạo điều kiện tiếp thu tốt cho trẻ, để trẻ có thể bù đắp bằng những nỗ lực có được.
Đặc biệt khi con còn nhỏ, bố mẹ nên hình thành thói quen ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, nếu trẻ thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ chiều cao sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng.
Đồng thời, nếu chế độ ăn của trẻ không phù hợp có thể làm thiếu hụt dinh dưỡng, điều này tác động trực tiếp đến quá trình phát triển chiều cao sau này.
Những cách giúp trẻ phát triển chiều cao tốt, khỏe mạnh hơn
Chiều cao vượt trội luôn là một lợi thế đối với trẻ trong cuộc sống. Bên cạnh việc giúp con phát triển về trí não, sức khỏe thì những biện pháp giúp kích thích cải thiện chiều cao nên được bố mẹ quan tâm hơn.
Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao nên mẹ có thể áp dụng một số cách như sau để giúp trẻ phát triển chiều cao ngay từ giai đoạn sơ sinh.
Bổ sung đủ các nhóm chất chính
Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển chiều cao, thể chất và trí tuệ của trẻ sau khi sinh. Vì vậy, ngoài việc có chế độ dinh dưỡng hợp lý mẹ cần tập trung vào một số thực phẩm bổ sung vitamin để giúp con phát triển tốt.
Sữa mẹ có hàm lượng lớn canxi, chất béo giúp xương chắc khỏe vì vậy bạn nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Tiếp tục duy trì nhưng với số lượng giảm dần cho đến khi bé được gần 2 tuổi.
Bắt đầu cho bé ăn dặm khi được 6 tháng tuổi để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển. Thực phẩm cung cấp phải đầy đủ 4 nhóm chất: Chất đạm, chất bột, chất béo, vitamin và khoáng chất nhằm giúp trẻ đạt được chiều cao tiêu chuẩn theo từng tháng.
Dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển chiều cao, thể chất và trí tuệ của trẻ sau khi sinh.
Protein cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Protein có nhiều trong thịt, cá, sữa, đậu…Canxi là khoáng chất quan trọng chiếm 99% trong cấu trúc xương, giúp xương chắc khỏe và phát triển chiều cao.
Thực phẩm giàu canxi như sữa, cá, tôm, rau bina…Vitamin A giúp xương tăng trưởng tốt có nhiều trong gan động vật, thịt bò, thịt lợn, lòng đỏ trứng, rau xanh đậm, cà rốt, cam…Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, tăng quá trình tổng hợp các protein vận chuyển canxi trong máu.
Dầu gan cá, sữa, bơ, trứng… là thực phẩm giàu vitamin D. Ngoài ra, da tổng hợp vitamin D cho cơ thể dưới ánh nắng mặt trời.Các chất khác ảnh hưởng đến chiều cao như sắt, kẽm, i-ốt… mẹ cũng nên chú ý bổ sung vào chế độ ăn cho bé.
Ngủ đúng giờ, đủ giấc
Khi trẻ ngủ đủ giấc cả ngày và đêm, ngủ ngon, ngủ sâu sẽ giúp cơ thể sản sinh nhiều hormone tăng trưởng. Giúp tăng khả năng hấp thu canxi, kích thích kéo dài xương và phát triển thể chất toàn diện. Do đó, mẹ cần biết cách giúp trẻ ngủ ngon để tăng chiều cao.
Khi trẻ ngủ đủ giấc cả ngày và đêm, ngủ ngon, ngủ sâu sẽ giúp cơ thể sản sinh nhiều hormone tăng trưởng.
Tăng cường vận động
Mẹ nên khuyến khích và hướng dẫn bé thực hiện các động tác đơn giản như quơ tay, đạp chân, tập lẫy, tập bò, tập đi… Khi đã biết đi lẫm chẫm hãy dắt bé dạo chơi ra bên ngoài, vịn vào chiếc xe tập đi để được “tự thân vận động”.
Nhiều ông bố bà mẹ còn tập cho con học bơi khi được vài tháng tuổi, điều này giúp bé có được tầm vóc vượt trội hơn hẳn so với các bé ít vận động khác.
Massage thường xuyên
Massage mang đến cho bé cảm giác thư giản, thoải mái đồng thời các cơ, xương khớp sẽ trở nên cứng cáp và linh hoạt hơn. Ngoài ra, massage còn giúp bé tiêu hóa tốt, ăn ngon miệng, ngủ ngon hơn. Vì vậy bé sẽ tăng cân và cao tốt hơn.