Nhân một ngày cuối tuần rảnh rang, tôi quyết định dọn dẹp lại ngôi nhà. Và điều khiến tôi bất ngờ, thảng thốt chính là việc dưới gối của con có một cuốn sổ màu hồng. Tôi không có ý định sẽ xem trộm nó nhưng vì quyển sổ rơi xuống sàn nhà và đập vào mắt tôi là một dòng chữ thật khủng khiếp:
“Mẹ ơi, có lẽ con không còn sống được bao lâu… Con rất sợ!”
Tôi lập cập nhặt nó lên. Toàn thân tôi tê rần, tưởng như không thở nổi. Chuyện gì đang xảy ra với con gái của tôi vậy? Con bé mới chỉ 12 tuổi… Không kiềm chế được sự tò mò, tôi ngồi xuống và lật giở cuốn sổ để biết con mình đang phải trải qua điều tồi tệ gì tới mức con nghĩ về cái chết.
Lấy hết can đảm, vừa đọc tôi vừa cố gắng hít thở thật sâu để bình tĩnh lại… Và rồi, tôi cảm thấy như trút được gánh nặng, tôi thở phào nhẹ nhõm sau khi đọc hết những lời tâm sự con viết trong cuốn sổ nhật ký ấy.
Thật may mắn làm sao, mọi chuyện không khủng khiếp như tôi hình dung. Tôi còn tưởng con gặp chuyện gì nghiêm trọng. Nhưng hóa ra, chỉ là… con gái tôi đang lớn. “Núi đôi” của con bắt đầu to lên và nó làm con hoang mang cực độ. Có lẽ con bé đã rất sợ hãi.
Thậm chí tới mức không dám tâm sự với mẹ.
Tôi để lại mọi thứ như cũ… Tôi không muốn con biết mình đã đọc được những dòng tâm sự ấy. Rời khỏi căn phòng của con, tôi tự trách bản thân mình thời gian qua đã quá vô tâm. Con gái tôi đang bước vào tuổi dậy thì với những thay đổi cả về tâm lý và cơ thể.
Đáng lẽ tôi phải là người chủ động quan tâm con hơn, cùng con để con đón nhận những điều mới mẻ này thật tích cực. Vậy mà vì quá bận, tôi lại để một mình con vật lộn với những sợ hãi trước sự phát triển của cơ thể.
“Núi đôi” của con đã lớn hơn, đánh dấu một chặng đường mới: Con trở thành thiếu nữ! Bỗng nhiên tôi thấy sống mũi cay cay khi biết rằng con mình đã khôn lớn hơn.
Ngày hôm đó, tôi cùng con ra ngoài đi nhà sách. Dĩ nhiên, đó là một cái cớ để tôi giúp con có thêm kiến thức về cơ thể của chính mình. Trong lúc con chọn sách, tôi đã lựa một cuốn giải thích nhẹ nhàng về tuổi dậy thì. Tôi nhìn con và nói:
- Chà, quyển sách này hay quá. Mẹ sẽ mua tặng con nhé. Thật tuyệt là bây giờ, mọi thứ đều có thể tìm kiếm được từ sách vở. Con biết không, ngày trước bằng tuổi con, mẹ cũng đã phải trải qua một vài thay đổi về cơ thể. Nói nhỏ nhé, khi ngực mẹ to lên, mẹ đã hoảng hốt, thậm chí là xấu hổ lắm. Ngày nào mẹ cũng phải tìm cách “ngăn nó” lộ ra bên ngoài.
Nhưng con biết không, mãi tới sau này, nhờ nói chuyện với bà ngoại mẹ mới hiểu đó là điều hết sức bình thường và ai cũng trải qua.
Tôi đã cố gắng tự nhiên nhất có thể để con thấy rằng nó chỉ là câu chuyện thầm kín của… 2 người "phụ nữ" với nhau. Con bé có vẻ như thấy nhẹ nhàng hơn nhiều. Con cầm quyển sách, đảo mắt trước sau rồi lật giở từng trang.
Tôi thấy con hơi đỏ bừng đôi má lên đôi chút khi đọc qua những dòng chữ ấy. Đương nhiên rồi, vì nó đang cho con những hiểu biết về chính cơ thể mình. Tôi tin, rồi con tôi sẽ khám phá ra thật nhiều thú vị từ cuốn sách này.
Vài tuần sau đó, con đã cởi mở hơn để chia sẻ cùng tôi. Con còn rất hồ hởi khi nói với tôi như một “nhà khoa học” thực thụ về các vấn đề liên quan đến: Sự phát triển của “núi đôi” trong giai đoạn dậy thì:
Khi nào ngực sẽ bắt đầu phát triển?
Ngực sẽ bắt đầu phát triển khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì. Đó là thời điểm lượng hormone trong cơ thể nữ giới thay đổi và hệ nội tiết sản sinh ồ ạt hormone giới tính. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc khi nào bạn gái bắt đầu dậy thì và phát triển ngực, bao gồm cả các yếu tố di truyền, cân nặng, mức độ luyện tập thể thao, chế độ dinh dưỡng, căng thẳng và các bệnh mạn tính.
Độ tuổi phát triển ngực ở mỗi bé gái là khác nhau, trung bình ở vào khoảng 11-12 tuổi, nhưng một số lại bắt đầu phát triển ngực khi mới 7-8 tuổi và một vài bạn gái đến tận 15 tuổi mới phát triển ngực. Và dù cho bé gái phát triển ở độ tuổi nào trong các mốc đó đều hoàn toàn bình thường.
Quá trình phát triển “núi đôi”
Ngực được cấu tạo từ các mô mỡ và các tuyến tạo sữa, được gọi là tuyến vú. Vùng sẫm màu của ngực nằm xung quanh núm vú là quầng vú. Vào giai đoạn dậy thì, ngực bé gái bắt đầu phát triển bằng việc xuất hiện một khối nhỏ nổi gồ lên bên dưới núm vú và quầng vú, đó được gọi là chồi vú. Khi chồi vú lớn hơn và tròn hơn sẽ là lúc ngực bắt đầu phát triển, ban đầu ngực bạn gái khum khum như hình chũm cau.
Trong giai đoạn dậy thì, các tuyến bên trong “núi đôi” sẽ bắt đầu phát triển nhanh hơn nên khi chạm vào trẻ sẽ thấy có một cục cứng bên trong. Đây hoàn toàn là dấu hiệu bình thường và sẽ biến mất khi vượt qua giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu sau khi vượt qua giai đoạn dậy thì mà “núi đôi” vẫn còn những khối u lạ thì bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Với mỗi người thì khoảng thời gian để ngực phát triển hoàn chỉnh sẽ khác nhau, trung bình là từ 3-5 năm. Tuổi bắt đầu phát triển ngực sẽ không quyết định được kích thước ngực. Trong giai đoạn phát triển, việc 2 bên ngực phát triển không đều nhau là rất bình thường. Thông thường, một bên sẽ phát triển nhanh hơn bên kia, rồi lại đảo ngược lại. Đây là điều rất bình thường. Hai bên “núi đôi” trông sẽ đều nhau khi giai đoạn phát triển kết thúc. Ngực đã có kích thước ổn định.
Trong giai đoạn phát triển ngực, bé gái có thể cảm thấy bị đau nhức ở vùng ngực
Trong giai đoạn này, khi tắm hoặc khi nằm sấp, bé gái có thể sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng ngực. Đây là một hiện tượng tự nhiên và không cần phải hoảng sợ. Nguyên nhân là do trong thời gian dậy thì, cơ thể sẽ giải phóng nhiều hormone nữ như estrogen và progesterone. Những hormone này sẽ làm cho mô vú phát triển, lúc này vùng da xung quanh sẽ bị căng ra, khiến vùng ngực bị đau nhức.
Ngoài ra, bé gái ở độ tuổi này cũng có thể cảm thấy đau nhức ở vùng ngực vào thời gian đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Những cơn đau này là do sự thay đổi nội tiết tố. Đây là một điều rất bình thường của chu kỳ kinh nguyệt.
Cần chăm sóc cơ thể như thế nào trong giai đoạn dậy thì
Chế độ ăn uống và rèn luyện thể dục, thể thao là 2 điều quan trọng ảnh hưởng tới thể chất của nữ giới trong giai đoạn dậy thì.
Chế độ dinh dưỡng còn là yếu tố quan trọng tác động đến vòng 1 của nữ giới, thế nên trong giai đoạn ngực phát triển ở độ tuổi dậy thì cần bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng vào chế độ ăn hàng ngày. Chế độ ăn uống phải đầy đủ các chất, cân bằng và tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, các loại trái cây cũng là các loại thực phẩm mà bé gái nên sử dụng thường xuyên trong thực đơn hàng ngày như: táo, đào, lê… Đây là những loại quả được đánh giá là các loại trái cây tốt cho ngực do chứa nhiều hàm lượng các chất Carbohydrate, Vitamin B, Vitamin C…
Bên cạnh đó, các vitamin có trong hoa quả còn mang lại rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể: vitamin A giúp bổ mắt, kích thích phát triển chiều cao; vitamin C giúp quá trình tổng hợp collagen, tăng sức đề kháng cho cơ thể…
Không chỉ vậy, sữa đậu nành là một trong số các “cực phẩm” dành riêng cho các chị em phụ nữ. Trong sữa đậu nành có chứa nhiều hormone estrogen giúp bổ sung nội tiết tố nữ cho cơ thể, đồng thời có tác dụng tăng mô mỡ trong khuôn ngực.
Sữa đậu nành còn là nguồn cung cấp khoáng chất và vitamin khổng lồ với canxi, sắt, ma-giê, phốt-pho, kali, natri, kẽm, folate, thiamin, riboflavin , niacin , vitamin B6 , vitamin B12, vitamin D, vitamin E và vitamin K… rất tốt cho quá trình phát triển vòng 1.
Cần lựa chọn áo ngực phù hợp
Khi bước vào giai đoạn dậy thì, các bé gái sẽ phải quen dần với việc sử dụng áo ngực. Ở giai đoạn đầu, nên chọn những chiếc áo ngực dạng lửng để tạo cảm giác thoải mái hơn và trông gần giống áo lửng, do đó bé gái sẽ đỡ cảm thấy xấu hổ hơn.
Khi ngực của các bé gái đã bắt đầu lớn nên chọn một chiếc áo có quả ngực mềm để giúp bảo vệ cũng như nâng đỡ cho vòng 1. Tuy nhiên, nên chú ý chọn mộ chiếc áo ngực đúng size với bé. Nếu quá chật sẽ gây khó chịu, hoạt động không tự nhiên, thậm chí dẫn đến các bệnh tim mạch về sau. Còn nếu quá rộng thì coi như tác dụng nâng đỡ và định hình phát triển cho vòng một sẽ tan biến.
Khi lựa chọn áo ngực ở tuổi dậy thì nên lựa chọn những chiếc áo có chất liệu thoáng mát, thoải mái; quan trọng là không giữ mùi mà lại co giãn tốt nữa.