Ở nhà nghỉ ngơi dưỡng thai, 8X ngất xỉu khi nghe bác sĩ thông báo: "Tất cả đã quá muộn"

Chỉ còn vài ngày nữa là được gặp con, ai ngờ mẹ bầu này lại nhận được tin quá đau đớn.

Khám thai là việc bắt buộc mà các mẹ bầu phải thực hiện theo đúng định kỳ dưới sự tư vấn của bác sĩ. Bởi trong quá trình khám thai, bác sĩ sẽ kiểm tra được tình trạng của em bé, sức khỏe của người mẹ và các vấn đề như dị tật, bệnh down… Đặc biệt, càng về cuối thai kỳ số lần khám thai càng dày vì khi đó cả mẹ bầu và em bé đều cần được theo dõi chặt chẽ để tránh một vài tình huống xấu có thể xảy ra. Song, không phải ai cũng hiểu được điều đó.

Vì mải mê lo cho sự nghiệp nên đến tận năm 37 tuổi chị Lương (sống ở Trung Quốc) mới lên xe hoa. 1 năm sau, hai bên gia đình vui mừng khi hay tin chị đã mang thai. Từ đó, mọi việc trong nhà chị Lương đều không phải mó tay vào vì đã có người giúp việc và bố mẹ chồng lo hết.

Điều này khiến chị Lương cảm thấy mình là người vô cùng may mắn vì cái tuổi sắp bước qua tứ tuần rồi mà chị vẫn có thể mang thai một em bé khỏe mạnh, lại còn được nhà chồng yêu thương. Tất cả các triệu chứng nôn mửa, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ… đều sẽ biến mất khi chị Lương nhìn xuống cái bụng ngày một to ra của mình. Và cứ mỗi lần tưởng tượng ra hình ảnh được ôm con trong tay là chị lại mỉm cười hạnh phúc.

Ở nhà nghỉ ngơi dưỡng thai, 8X ngất xỉu khi nghe bác sĩ thông báo: amp;#34;Tất cả đã quá muộnamp;#34; - 1

Nghĩ đi khám thai là "hành xác" nên 3 tuần cuối của thai kỳ, chị Lương đã không chịu đi khám thai đúng hẹn. Thay vào đó, chị ở nhà nghỉ ngơi dưỡng thai (Ảnh minh họa).

Chớp mắt, chị Lương đã bước vào những tuần cuối của thai kỳ. Trong giai đoạn này, bác sĩ yêu cầu chị phải đi khám thai mỗi tuần một lần. Nhưng đối với chị mà nói đi khám thai không khác gì là “hành xác” khi phải chờ thật lâu mới đến lượt, mà thì lần nào cũng chỉ kiểm tra như thế, kết quả lại na ná nhau. Chưa kể, bụng to, người đau nhức nên đi lại khó khăn, huống chi là ngồi lâu một chỗ. Do đó, trong 3 tuần cuối cùng trước ngày dự sinh, chị Lương ở nhà nghỉ ngơi dưỡng thai chứ không đến bệnh viện khám theo lịch hẹn.

Còn vài ngày nữa là đến ngày dự sinh, đột nhiên chị Lương phát hiện ra trong bụng thật yên tĩnh. Em bé vốn rất hiếu động nay lại nằm im không nhúc nhích tí nào. Quá sợ hãi, mẹ bầu này vội vàng cùng gia đình vào bệnh viện thăm khám. Tại đây, bác sĩ thông báo: “Tất cả đã quá muộn!” khi em bé bị dây rốn quấn cổ 3 vòng rất chặt, từ đó dẫn đến bị ngạt và tử vong. Nghe đến đây, chị Lương ngất lịm.

Ở nhà nghỉ ngơi dưỡng thai, 8X ngất xỉu khi nghe bác sĩ thông báo: amp;#34;Tất cả đã quá muộnamp;#34; - 3

Chị Lương đã ngất lịm khi nghe kết quả, rằng con chị đã không còn khi bị dây rốn quấn chặt 3 vòng ở cổ (Ảnh minh họa)

Bác sĩ cũng cho biết nếu như chị Lương nghe theo lời hướng dẫn của bác sĩ, chịu khó đi khám thai đúng hẹn thì đã không xảy ra tình trạng đau lòng này. Bởi không phải tự dưng mà các chuyên gia lại yêu cầu sản phụ phải đi khám thai một tuần một lần trong 4 tuần cuối cùng của thai kỳ. Tất cả đều dựa trên kinh nghiệm và luận cứ khoa học nên mới phải “hành” sản phụ như thế để đảm bảo sự an toàn cho cả bà mẹ và em bé.

Theo bác sĩ, trong tam cá nguyệt thứ 3 và đặc biệt là càng gần đến ngày dự sinh sẽ có rất nhiều tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Vì lúc này thai nhi đã lọt vào khung chậu nên sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề như:

1. Dây rốn quấn cổ

Thai nhi thường không bao giờ chịu nằm yên trong bụng mẹ, các bé sẽ vận động, “đá banh” và xoay xở trong một không gian chật hẹp. Do đó, việc bị dây rốn quấn cổ là hiện tượng rất dễ xảy ra, và đây là trường hợp phổ biến và nguy hiểm nhất.

Về cơ bản, em bé sẽ có thể tự gỡ dây rốn ra khỏi cổ của mình được, nhưng nếu dây rốn quấn chặt, hoặc quấn nhiều vòng thì rất nguy hiểm vì nó làm cho em bé bị ngạt thở, và nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Do đó, trong mỗi lần khám thai vào mỗi tuần, bác sĩ đều kiểm tra việc thai nhi có bị dây rốn quấn cổ không, đồng thời hướng dẫn mẹ bầu cách theo dõi cử động của con để biết lúc nào là con đang cầu cứu.

2. Tình trạng thiếu oxy ở thai nhi

Đây là hiện tượng thường gặp trong tam cá nguyệt thứ 3. Tại thời điểm này, nước ối đã gần cạn hoặc bị vẩn đục khiến cho môi trường sống của em bé không còn trong lành, dẫn đến việc thai nhi sẽ bị thiếu oxy. Vì thế, việc theo dõi tình trạng của con là cực kỳ quan trọng trong những tuần cuối cùng của thai kỳ.

Làm 4 việc này, mẹ sẽ không lo thai nhi bị dây rốn quấn cổ
Theo Thùy Dương. (Dịch từ Sohu) (Thời báo văn học nghệ thuật)