Phân độ chân tay miệng ở trẻ em như thế nào?

Phân độ chân tay miệng ở trẻ em có tới 4 cấp độ, chủ yếu là các biểu hiện tổn thương da, niêm mạc tại một số vị trí như niêm mạc miệng, trong lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Phân độ chân tay miệng của trẻ em

Chân tay miệng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Việc phân độ bệnh chân tay miệng của trẻ được nâng dần theo mức độ nặng của bệnh, cụ thể:

Cấp độ 1

Là mức độ nhẹ nhất, chỉ gây nên vết loét miệng hoặc/và tổn thương da.

Phân độ chân tay miệng ở trẻ em như thế nào? - 1

Bệnh chân tay miệng bao gồm 4 phân độ khác nhau. (Ảnh minh họa)

Cấp độ 2

Bệnh tay chân miệng có thể bắt đầu gây nên các biến chứng nhẹ lên thần kinh và tim mạch. Độ 2 dược phân chia làm 2 phân độ nhỏ bao gồm:

Cấp độ 2a

Trẻ sẽ có các dấu hiệu như giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám bệnh, sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C kèm theo lừ đừ, nôn, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.

Cấp độ 2b

Trẻ sẽ có dấu hiệu được phân làm 2 nhóm là nhóm 1 và nhóm 2:

- Nhóm 1: Trẻ có biểu hiện giật mình lúc khám hoặc bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần/30 phút hoặc bệnh sử có giật mình (ít < 2 lần/30 phút) kèm 1 trong các dấu hiệu sau:

+ Ngủ gà.

+ Nhịp tim nhanh > 150 lần/phút (tính khi trẻ nằm yên, không sốt).

+ Trẻ sốt cao ≥ 39 độ C và bé không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

Phân độ chân tay miệng ở trẻ em như thế nào? - 2

Cấp độ 2 của bệnh được phân làm 2 nhóm. (Ảnh minh họa)

- Nhóm 2: Trẻ thường có một số biểu hiện sau:

+ Ngồi không vững, đi đứng loạng choạng, run chân tay, run người.

+ Có rung giật nhãn cầu, lác mắt.

+ Yếu tay chân hoặc liệt chi.

+ Liệt thần kinh sọ: biểu hiện thay đổi giọng nói, nuốt sặc...

Cấp độ 3

Trẻ sẽ có các biến chứng thần kinh, tim mạch và hô hấp nặng:

- Mạch đập nhanh > 70 lần/phút (khi trẻ nằm yên và không sốt). Trong một số trường hợp, bệnh tay chân miệng của trẻ có thể mạch chậm (đây là dấu hiệu trẻ bị rất nặng).

- Trẻ bị vã mồ hôi lạnh toàn thân và khu trú.

- Huyết áp tăng cao.

- Nhịp thở nhanh và thở bất thường: trẻ thở bụng, có cơn ngưng thở, thở nông, xuất hiện rút lõm ngực, thở rít, thở khò khè, khó thở, rít thanh quản.

- Rối loạn tri giác.

- Tăng trương lực cơ.

Cấp độ 4

Bệnh chân tay miệng sẽ xuất hiện các triệu chứng sốc như:

- Trẻ có biểu hiện sốc (mạch = 0, huyết áp = 0...)

- Phù phổi cấp, tím tái, SpO2 < 92%.

- Ngưng thở, thở nấc.

Với những trẻ bị bệnh chân tay miệng cấp độ 1 đều có thể điều trị ngoại trú tại nhà, từ cấp độ 2 trở lên cần phải được nhập viện theo dõi. Tuy nhiên, nếu cấp độ 1 có các dấu hiệu nặng như ngủ gà, sốt cao trên 39 độ C liên tục 3 ngày, nôn ói nhiều, trẻ ngủ gà...cần phải được nhập viện gấp.

Bệnh tay chân miệng độ 4 là giai đoạn đặc biệt nguy hiểm, dễ xảy ra biến chứng nếu không được triều trị kịp thời. Vì thế, phụ huynh cần phải theo dõi hết sức cẩn thận.

Phân độ chân tay miệng ở trẻ em như thế nào? - 4

Trẻ bị chân tay miệng cấp độ 4 cần phải được theo dõi cẩn thận. (Ảnh minh họa)

Điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh chân tay miệng là một bệnh nhẹ sẽ khỏi trong vòng một tuần. Không có phương pháp điều trị cụ thể và thường không cần điều trị.

Sử dụng paracetamol (không phải aspirin) theo chỉ dẫn khi bị sốt và khi trẻ có bất kỳ cảm giác khó chịu nào. Cho uống nhiều nước, nhưng tránh uống nước cam, có tính axit và có thể gây đau khi loét miệng .

Để mụn nước khô tự nhiên. Không chọc thủng các vết phồng rộp vì chất dịch bên trong có thể lây nhiễm. Nếu trẻ bị chân tay miệng kêu đau đầu dữ dội , sốt kéo dài và có bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức.

Phân độ chân tay miệng ở trẻ em như thế nào? - 5

Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh chân tay miệng. (Ảnh minh họa)

Biện pháp phòng tránh bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

- Ăn uống vệ sinh, kết hợp ăn chín, uống sôi.

- Đảm bảo tất cả các vật dụng cần phải được rửa sạch sẽ, tốt nhất là nên ngâm bằng nước sôi trước khi sử dụng.

- Đảm bảo nguồn nước sạch trong việc sinh hoạt hàng ngày.

- Không nhai hoặc mớm thức ăn cho trẻ.

- Không để cho trẻ mút tay, dùng tay bốc đồ ăn và ngậm đồ chơi.

- Không cho trẻ dùng chung khăn giấy hoặc khăn tay và những vật dụng ăn uống như cốc, thìa, chén, đĩa, bát đồ chơi.

- Thường xuyên vệ sinh bề mặt những vật dụng đã tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay vịn cầu thang, sàn nhà, nắm cửa, mặt bàn ghế...bằng những chất tẩy rửa thông thường.

Nếu hiểu hết tác hại, mẹ chắc chắn không làm điều này khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Theo Linh San Tổng hợp (Thời báo văn học nghệ thuật)