Không chỉ phổ biến rộng rãi ở nước ngoài mà ngay tại Việt Nam, nhiều mỹ nhân Việt như An Nguy, Lâm Khánh Chi cũng đã sang Thái Lan mua tinh trùng để có con. Khao khát làm mẹ của họ đã được nhiều người dành lời khen đầy xúc động bởi đâu phải lúc nào việc có một người đàn ông trong gia đình cũng đem lại cuộc sống hạnh phúc cho các con hơn là chỉ có mẹ và con.
Nữ CEO nổi tiếng của Trung Quốc Diệp Hải Dương cũng đã từng minh chứng điều đó khi cô gây xôn xao mạng xã hội với 2 lần sinh con lai Tây cùng cha bằng phương pháp mua tinh trùng ở Mỹ và thụ tinh nhân tạo. Với lần đầu tiên, bà mẹ đã chi số tiền 500 nghìn NDT (khoảng 1,73 tỷ đồng) và sinh ra cô nhóc lai Tây xinh như thiên thần Doris năm 2018.
Bé Doris sở hữu diện mạo lai xinh như thiên thần.
Cô bé được mẹ công khai trên mạng xã hội và đi sự kiện.
Vì muốn Doris có thêm em nên Diệp Hải Dương tiếp tục chi thêm 168.000 NDT (khoảng 590 triệu VNĐ) bằng chính phôi đã lưu trữ và hạ sinh thành công con gái thứ 2 Haiti vào đầu năm 2022 vừa qua. Như vậy với 2 lần chi số tiền tổng lên tới hơn 2,3 tỷ đồng, Diệp Hải Dương hiện đang làm mẹ đơn thân 2 cô con gái mà vạn người mê.
Con gái thứ 2 của Hải Dương cũng đã hơn 1 tuổi.
Ban đầu, câu chuyện "mua giống" để sinh con của Diệp Hải Dương gặp khá nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên ngày ngày nhìn vào cuộc sống của 3 mẹ con Diệp Hải Dương, nhiều người phải ghen tỵ vì cô có những em bé thật xinh xắn lại đáng yêu. Mới đây thông tin nữ CEO chuẩn bị cho kế hoạch làm mẹ lần 3 lại khiến cư dân mạng dậy sóng.
Cụ thể câu chuyện bắt nguồn từ việc những hình ảnh so sánh trước và sau khi làm mẹ của Diệp Hải Dương được chia sẻ trên mạng xã hội, chính người mẹ cũng đã chia sẻ lại bài viết về trang cá nhân của mình và cho biết cô tự hào về hành trình thay đổi của mình.
Có thể thấy trước khi có con, Diệp Hải Dương gầy và trông khá nam tính. Tuy nhiên sau khi lên chức mẹ, Diệp Hải Dương tuy có ăn mặc xuề xòa, đơn giản hơn trước nhưng ở cô toát lên khí chất "nhân hậu" của một người mẹ đang làm mọi việc để bảo vệ hai con yêu của mình. Diệp Hải Dương đã chia sẻ lại những bức ảnh này kèm theo dòng trạng thái: "Tôi thực sự đã suy nghĩ về việc có con thứ 3". Một câu nói đơn giản của bà mẹ đã tạo ra cuộc bàn tán sôi nổi. Hầu hết mọi người đều ủng hộ Diệp Hải Dương "Sẽ thật hoàn hảo nếu cô có thêm một cậu bé nữa".
Nhiều cư dân mạng ủng hộ việc lên chức mẹ lần 3 của CEO họ Diệp.
Trên thực tế trong những chia sẻ trước đó, bà mẹ 2 con cho hay cô đã lên kế hoạch sinh con thứ 3 nhưng cô còn sợ con gái lớn sẽ buồn. Nữ CEO bày tỏ, ngay sau khi con gái thứ 2 chào đời, Diệp Hải Dương đã hỏi con lớn Doris rằng liệu bé có muốn có thêm một đứa em trai nữa không. Tuy nhiên Doris lại kiên quyên không đồng ý, bé nói rằng chỉ muốn có một em gái thôi.
Doris không thích có thêm em.
Mặc cho mẹ nói rằng nếu có em trai, em có thể lướt sóng cùng con, chơi cùng con nhưng Doris liên tục nói chỉ muốn có em gái thôi, thẳng thừng cho rằng việc chơi cùng em trai là quá mệt mỏi. Vì thế Diệp Hải Dương còn muốn xem tình cảm giữa con gái lớn và con gái thứ hai về việc có thêm em. Cô đấu tranh rất nhiều về quyết định sinh thêm con thứ 3 vì sợ Doris buồn.
Diệp Hải Dương bày tỏ, cô là một bà mẹ đơn thân đã sinh 2 cô con gái nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo. Vì thế trong gia đình không có đàn ông. Nếu đứa trẻ thứ 3 là con trai thì lớn lên bé có thể bảo vệ mẹ và các chị, chu toàn công việc nhà. Bên cạnh đó Diệp Hải Dương lâu nay chuyên tâm việc nuôi dạy con gái chỉn chu nên trong tương lai cô cũng muốn học hỏi thêm cách giáo dục con trai.
Như đã nói ở trên, khi sinh bé Doris, cô cũng đã từng nhận về những ý kiến tương tự vì nhiều người cho rằng trẻ nhỏ cần có sự chăm sóc của cả bố và mẹ. Nhiều người cho rằng việc làm của nữ CEO là có phần ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân của mình. Tuy nhiên, nhìn vào cách cô dạy dỗ và chăm sóc bé Doris, có thể thấy, Diệp Hải Dương vừa có thể là mẹ lại vừa có thể là một người bố mạnh mẽ cho con gái.
Nhờ cách dạy của Hải Dương mà bé Doris trở thành một em bé rất tự tin và đáng yêu. Dù mới hơn 3 tuổi nhưng cô nhóc đã tự tin sải bước trên một số sàn catwalk trình diễn trang phục dành cho trẻ nhỏ. Bé Doris cũng rất ra dáng một người chị. Từ khi có bé Haiti, Doris luôn yêu thương và quan tâm em gái nhỏ.
Vì vậy, có thể khẳng định rằng, bà mẹ đơn thân Diệp Hải Dương sẽ trở thành một người phụ huynh rất tốt. Cô chắc chắn sẽ nuôi dạy 2 cô con gái nhỏ nên người và nếu có em bé thứ 3 thì điều đó cũng không thành vấn đề.
Việc sinh thêm con không chỉ là sự kiện trọng đại của một người mẹ mà còn là điều đáng quan tâm với các bé lớn. Bé có nhiều thay đổi trong suy nghĩ về em bé và tình cảm của mẹ dành cho mình. Vì vậy, để trẻ không bị tổn thương và bỡ ngỡ khi có thêm em, ngay từ khi các con nhỏ chưa chào đời, bố mẹ nên làm tâm lý với các bé lớn. Với bé dưới 18 tháng tuổi Việc giúp bé hiểu về sự tồn tại của đứa em là cần thiết trước khi đứa em ra đời và càng cần thiết hơn nếu trẻ dưới 18 tháng tuổi. Đó cũng là cách mà cha mẹ giúp trẻ phát triến về nhận thức về "sự tồn tại" của "2", thay vì chỉ là "1". Hãy bắt đầu khi bé thứ 2 có thể "đạp vào bụng bạn". Đứa trẻ thứ nhất sẽ rất tò mò tại sao mẹ mình thường nói chuyện với "em bé". Bé vẫn chưa hiểu "em bé" là như thế nào? Cha mẹ có thể làm như thế này: - Hãy nói cho trẻ biết: “Mẹ có 1 em bé sẽ ra đời vài tháng nữa, con có muốn nghe em bé nói chuyện với con không”. Hãy để bé nghe tiếng đạp của bé thứ 2 vài lần trong ngày. Hãy nói với bé: Con hãy chạm tay vào bụng mẹ, em bé sẽ nghe con nói đó. - Hãy cho bé biết “Em bé sẽ ra đời như thế nào?” bằng việc cho bé 1 con búp bê hoặc 1 món đồ chơi bé thích và nói em bé ra đời như cách mà con dành sự yêu thích này lên món đồ này, con có thích món đồ này không và con có muốn bảo vệ món đồ này không? Hãy cho bé biết, em bé ra đời con có thương em bé không? Cứ nhắc lại các câu hỏi và trò chuyện Với bé lớn hơn 18 tháng Khi em bé thứ 2 vẫn chưa sinh ra: Việc để bé lớn hơn 18 tháng tuổi hiểu sự có mặt của em bé sẽ dễ dàng hơn. Cứ hãy cho bé biết mẹ sẽ có em bé và em bé sẽ làm em của con. Bé tuổi này có thể nhận thức là "em của bé". Vẫn những hành động ở trên dành cho bé dưới 18 tháng tuổi, nhưng ở đây bạn sẽ nhấn mạnh hơn khái niệm "anh/chị và em". Vào ngày bé thứ 2 ra đời Vào ngày em bé thứ 2 chào đời, hãy cho bé thứ nhất nhìn mặt em bé, đừng trì hoãn điều này sau 72 giờ (trừ những trường hợp đặc biệt) vì trẻ thứ nhất cần tạo một liên kết đặc biệt với bé thứ 2 này. Khi bé thứ nhất vào xem em bé, hãy gọi bé thứ 1 vào. Khi cả hai bé cùng chơi với nhau Khi em bé thứ 2 lớn và chơi cùng bé thứ 1: Bé thứ 2 sẽ cố bắt chước bé thứ 1 về mọi thứ như cách chơi, cách đi và cách giành nói chuyện/chơi với mẹ. Do đó việc 2 bé hay xung đột là điều dễ hiểu. Khi hai bé xung đột thì không nên trách mắng hay la bé thứ 1 hoặc yêu cầu bé thứ nhất phải nhường em. Cách hành xử đúng nhất là mẹ sẽ tách 2 bé ra và cả 2 bé không ai được lấy món đồ chơi đó và mẹ sẽ giữ nó đến khi em bé chơi lại. Dĩ nhiên cả hai bé đều khóc, nhưng sẽ quên ngay và quay lại chơi cùng. Chọn 1 thời điểm nào đó dạy 2 bé biết cách chia sẻ lẫn nhau bằng chính món đồ đó: Cho bé lớn chuyền sang bé nhỏ hơn và để bé nhỏ truyền lại cho mẹ, và mẹ sẽ truyền lại cho bé lớn. Bài tập này đều có ích cho tất cả các bé từ 10 tháng - 48 tháng tuổi. Nếu bé nhỏ có tuổi dưới 18 tháng tuổi, bạn đợi khi bé nhỏ ngủ, hãy lựa những quyển sách có câu chuyện về tình anh em để kể cho bé lớn nghe. Không cần nhấn mạnh “Con lớn phải nhường em” và nên nói theo cách “Nếu em ngã, con giúp em đứng dậy không?”, “Nếu em muốn chơi món này, con sẽ cho em chơi 1 lát nhé, rồi đến con”, “Nếu em khóc đòi mẹ, con ngồi chơi cái này và đợi mẹ 1 tí nhé, sau khi mẹ hỏi em có sao không và lại chơi với con nhé” và bạn làm động tác như giao kèo với bé. Nếu bé thứ 2 lớn hơn 18 tháng tuổi, thì hãy đọc chuyện cho cả hai anh em nghe về tình anh em. Vẫn những câu hỏi ở trên, nhưng bạn hỏi ngược lại với bé nhỏ và xen kẽ câu hỏi giữa bé lớn và bé nhỏ. Những hoạt động này sẽ giúp cả hai anh em dần nhận thức trách nhiệm và sự gắn bó cần có trong việc giao tiếp và ứng xử hành vi. |