Tên nhiều chữ xưa rồi, Vân Trang đặt tên cho 4 con chỉ vỏn vẹn 2 chữ giống nhau nhưng vô cùng đặc biệt

Nghe con gái cầu cứu mẹ qua camera giám sát, người phụ nữ không kìm được nước mắt.

Quan tâm và chăm sóc cho các con sau khi ly hôn là điều mà mọi ông bố bà mẹ đều không được bỏ qua. Điều này sẽ giúp đứa trẻ có cảm giác được an toàn và cuộc sống hạnh phúc hơn.

Câu chuyện được chia sẻ bởi môt bà mẹ ở Giang Tô (Trung Quốc) khiến nhiều người xúc động và đây cũng là một lời nhắc nhở sâu sắc dành cho các bậc cha mẹ.

Theo chia sẻ của người mẹ, cô và chồng thường xuyên xảy ra cãi vã do không hòa hợp. Vì quá sức chịu đựng, cả hai đi đến thống nhất ly hôn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sau ly hôn, người mẹ muốn đưa 2 con đi cùng để chăm sóc nhưng chồng không đồng ý với lý do vợ không có thu nhập nên không thể chăm sóc tốt cho các con được. Sự thật cũng là thế nên người vợ đồng ý để chồng nuôi dưỡng các con và thỏa thuận khi nào đủ điều kiện về kinh tế sẽ đón các con đi để chăm sóc.

Chính vì mục tiêu đó mà mỗi ngày người mẹ lao vào công việc để mong muốn kiếm được thật nhiều tiền thì ngày đoàn tụ với các con sẽ càng sớm. Khoảng thời gian cô rảnh rỗi gần như là không có nên rất ít khi biết được các con ở nhà như thế nào.

Vào một hôm được tan làm sớm người mẹ mới có thời gian mở camera giám sát ra để xem con trai và con gái có ở nhà không. Những gì cô thấy ngày hôm đó thực sự quá kinh khủng và khiến người mẹ òa khóc ngay tại chỗ.

Hóa ra sau khi hai con được giao cho bố nuôi dưỡng đã có cuộc sống không hề sung sướng và hạnh phúc như cô nghĩ bởi chồng cũ cũng bận đi làm, hai đứa trẻ được giao cho mẹ chồng chăm sóc. Có lẽ mọi thứ cũng vượt quá khả năng của người bà nội già yếu, vào ngày hôm đó người mẹ đã thấy cảnh tượng bà nội không ngừng đánh đập hai đứa cháu.

Xem camera giám sát, người mẹ òa khóc khi thấy hành động mẹ chồng làm với 2 cháu mỗi ngày - 2

Xem camera giám sát, người mẹ òa khóc khi thấy hành động mẹ chồng làm với 2 cháu mỗi ngày - 3

Đứa con gái muốn thoát khỏi “địa ngục” đó nên không ngừng hét về phía camera giám sát “Mẹ ơi, mẹ có thể nhìn vào camera giám sát được không?” “Bà ơi đừng đánh nữa, con sẽ nghe lời bà mà”. Sau đó là những tiếng mắng chửi của người bà.

Khi bé trai về phòng làm việc, bà cũng đi ra ngoài, bé gái nhân cơ hội này nói thêm với mẹ qua camera “Mẹ ơi, mẹ hãy nhìn vào màn hình camera đi, bà lại đánh con nữa, con đau quá”.

Xem camera giám sát, người mẹ òa khóc khi thấy hành động mẹ chồng làm với 2 cháu mỗi ngày - 4

Hóa ra hai đứa trẻ thường xuyên bị bà nội đánh và mỗi lần như thế, chúng chỉ biết cầu cứu mẹ qua camera giám sát mà không biết rằng mẹ của chúng quá bận rộn với công việc và cũng không có thời gian xem camera.

Người phụ nữ vừa xem vừa khóc nhưng cũng vô cùng bất lực không biết phải làm thế nào.

Sau khi những chia sẻ của người mẹ được đưa lên mạng xã hội, rất nhiều người đã lên án hành động dã man của người bà. Đồng thời bày tỏ sự bất lực khi những người làm cha làm mẹ tranh giành quyền nuôi dưỡng con sau ly hôn nhưng lại không thể mang đến cho chúng một cuộc sống hạnh phúc như đã hứa.

Số khác đưa ra lời khuyên cho người mẹ nên thưa kiện để đòi lại quyền nuôi dưỡng hai con bởi khả năng thắng sẽ rất cao, có video camera giám sát là một chứng cứ quan trọng. Lúc này kinh tế cũng sẽ không quá khó khăn bởi nếu đứa trẻ được giao cho mẹ nuôi dưỡng thì người cha cũng có trách nhiệm chu cấp về tiền bạc.

"Những đứa trẻ theo mẹ về cơ bản sẽ hạnh phúc hơn những đứa trẻ theo cha. Mặc dù tôi không hoàn toàn chắc chắn nhưng về cơ bản là giống nhau! Suy cho cùng, đàn ông không cẩn thận bằng phụ nữ, đây là sự thật!".

"Con cái bị tổn thương nhất khi bố mẹ ly hôn, nên có người phụ nữ sẽ chịu đựng cả đời vì con cái, có người sẽ ra đi mà không hề lo lắng. Nhưng ai có thể hiểu được cảm giác của con cái sau khi ly hôn?".

"Sau khi kết hôn và sinh con, không thể sống quá ích kỷ. Cả hai bên đều có trách nhiệm. Có con thì phải xứng đáng với chúng!".

... là những bình luận của cư dân mạng.

Sau khi ly hôn, "đứa trẻ được giao cho bố hay mẹ nuôi dưỡng thì tốt hơn?" không phải là điều quan trọng mà điều đáng quan tâm nhất ở đây chính là chúng được nuôi dưỡng như thế nào?

Trên phương diện thực tế, bố mẹ đều là người sinh ra những đứa trẻ, có trách nhiệm ngang bằng nhau trong việc chăm sóc và yêu thương con. Chính vì thế dù được giao cho ai nuôi dưỡng đều cần phải đảm bảo cho trẻ cuộc sống tốt nhất. Trong đó, bố, mẹ là những người có trách nhiệm đầu tiên và cao nhất.

Chính vì thế, khi đi đến quyết định ly hôn, giữa người bố và người mẹ cần đạt được những thỏa thuận về việc chăm sóc và dành tình yêu thương cho con cái.

Quyền nuôi dưỡng: Cha mẹ cần quyết định ai sẽ là người nuôi dưỡng chính của trẻ. Điều này có thể là một thỏa thuận chung, nơi cả hai cùng chia sẻ trách nhiệm, hoặc một bên có thể giữ quyền nuôi dưỡng chính. Quan trọng là phải xem xét đến lợi ích tốt nhất cho trẻ.

Chế độ thăm nom: Nếu một trong hai bên không giữ quyền nuôi dưỡng chính, việc xác định chế độ thăm non là rất quan trọng. Thỏa thuận này cần cụ thể về thời gian và cách thức thăm nom để trẻ có thể duy trì mối quan hệ với cả hai phụ huynh.

Chi phí nuôi dưỡng: Cả hai bên cũng cần thỏa thuận về chi phí nuôi dưỡng, bao gồm học phí, chi phí y tế, hoạt động ngoại khóa và các khoản chi khác liên quan đến việc nuôi dạy trẻ. Việc này cần rõ ràng để tránh những mâu thuẫn trong tương lai.

Giáo dục trẻ: Cha mẹ cần thảo luận và thống nhất về phương pháp giáo dục và các giá trị mà họ muốn truyền đạt cho con cái. Điều này đảm bảo rằng trẻ nhận được sự nhất quán trong quá trình phát triển.

Tình yêu và sự hỗ trợ tinh thần: Dù đã chia tay, cả hai phụ huynh vẫn cần thể hiện tình yêu thương và sự hỗ trợ cho trẻ. Điều này có thể bao gồm việc cùng tham gia vào các hoạt động của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ có thể cảm nhận được sự yêu thương từ cả hai bên.

Sau khi đạt được thỏa thuận, cha mẹ cần cam kết thực hiện những gì đã thống nhất. Việc này không chỉ giúp trẻ cảm thấy an toàn mà còn tạo ra một môi trường tích cực để chúng phát triển. Sự giao tiếp cởi mở giữa cha mẹ là rất quan trọng trong suốt quá trình này. Họ cần thường xuyên trao đổi về tình hình của trẻ, những khó khăn mà trẻ đang gặp phải và các điều chỉnh cần thiết trong thỏa thuận nếu cần.

Con gái 8 tuổi bị đau bụng vào thứ 4 hàng tuần, BS khuyên Vợ chồng anh ly hôn đi