Mang thai tuần đầu tiên, lúc này trứng mới được thụ tinh và đang trong giai đoạn làm tổ nên chưa ổn định, dễ có nguy cơ sảy thai cao. Do đó mẹ bầu thường được khuyên cẩn thận trong sinh hoạt, ăn uống ở 3 tháng đầu.
Ở tuần thai đầu tiên của thai kỳ, mẹ có thể gặp tình trạng đau bụng dưới lâm râm, đau nhẹ như đau bụng kinh, khó chịu phần bụng dưới.
1. Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu tiên
Thai trong quá trình làm tổ
Sau quá trình thụ thai thành công, trứng được thụ thai sẽ di chuyển vào tử cung làm tổ. Quá trình làm tổ sẽ gây ra các hiện tượng đau tức vùng bụng dưới.
Các triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu tiên này sẽ diễn ra trong vài ngày và chấm dứt khi thai đã ổn định trong tử cung.
Quá trình thai làm tổ mẹ sẽ thấy đau bụng nhẹ, tức bụng dưới (Ảnh minh họa)
Dãn dây chằng
Tử cung tăng kích thước khi thai làm tổ sẽ khiến các dây chằng dãn và dày lên. Tác động này sẽ khiến vùng bụng dưới của mẹ bị đau, khó chịu.
Do táo bón
Trước khi mang thai và trong thời kỳ mang thai tuần đầu, cơ thể mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng đặc biệt là chất xơ, sẽ gây ra tình trạng táo bón. Táo bón kéo dài sẽ gây ra tình trạng đau tức vùng bụng dưới ở bà bầu.
Đầy bụng, khó tiêu
Thai nhi ở tuần đầu tiên, chưa ổn định việc mẹ ăn quá nhiều, ăn đồ khó tiêu sẽ gây ra tình trạng đau, tức vùng bụng dưới. Điều này không tốt cho thai nhi mẹ nên lưu ý.
2. Đau bụng dưới khi mang thai đầu tiên có sao không?
- Trường hợp đau nhẹ, lâm râm
Nếu bà bầu đau bụng dưới nhẹ, hơi lâm râm, cơn đau kết thúc nhanh thì không có vấn đề gì xảy ra. Thai nhi vẫn ổn định và phát triển bình thường.
- Trường hợp đau bụng dữ dội, ra máu
Nếu mẹ thấy có các triệu chứng sau thì mẹ nên cẩn trọng với dấu hiệu sảy thai sớm.
+ Đau bụng dưới dữ dội, đau liên tục, kéo dài.
+ Chảy máu âm đạo
+ Đau bụng kèm theo buồn nôn, nôn.
+ Đau bụng, ớn lạnh, choáng, ngất xỉu.
Khi bà bầu thấy đau bụng dữ dội, liên tục, các cơn đau tăng lên mẹ cần cẩn trọng với các dấu hiệu sảy thai (Ảnh minh họa)
3. Khi có dấu hiệu đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu tiên phải làm gì?
Ở tuần thai đầu tiên hoặc các tuần thai về sau, khi có dấu hiệu đau bụng bà bầu cần làm ngay các việc sau để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho mẹ và bé.
- Tới bệnh viện khám thai và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Nằm xuống và nghỉ ngơi, tránh vận động nặng, đi lại nhiều.
- Không ăn các đồ nhiều dầu mỡ, tanh, đồ uống lạnh, có cồn.
- Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào kể cả thuốc nam khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Kê chân bằng một chiếc ghế thấp khi ngồi.
- Massage, tắm nước ấm để thư giãn cơ thể, giảm đau.
- Uống nhiều nước hơn.
- Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu.
Khi có dấu hiệu đau bụng dưới khi mang thai mẹ nên gặp bác sĩ để khám và chẩn đoán tình trạng đau bụng (Ảnh minh họa)
4. Phân biệt đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu và đau bụng kinh
Mang thai tuần đầu tiên sẽ có nhiều dấu hiệu giống đau bụng kinh như: Đau bụng, ra máu, ra khí hư, vùng kín có mùi… Tuy nhiên chị em có thể nhận biết 2 tình trạng đau bụng này khác nhau qua các đặc điểm sau:
Triệu chứng:
- Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu:
Đau lâm râm, đau 1 bên, đau khi đứng ngồi quá lâu, đau khi cười, hắt hơi… Bụng dưới có cảm giác tưng tức.
- Đau bụng kinh:
Đau âm ỉ, liên tục, co thắt ở vùng bụng dưới từ nhẹ - vừa - mạnh. Đau trước kỳ kinh 1 -2 ngày và đau nhiều vào ngày kinh đầu tiên, sau giảm và hết.
Đau từ lưng, bụng xuống đùi và thấy khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, đi ngoài, chuột rút.
Nguyên nhân
- Đau bụng kinh:
+ Do hormone prostaglandin gây ra các cơn co thắt các cơ tử cung mạnh. Hoặc do bệnh phụ khoa gây đau…
- Đau bụng dưới khi mang thai:
Do thai đang trong quá trình làm tổ, giãn dây chằng, đầy bụng, khó tiêu táo bón…
Sảy thai, ngộ độc thực phẩm là nguyên nhân gây đau bụng dữ dội, nguy hiểm ở bà bầu.
Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu tiên có sao không còn tùy vào tình trạng đau bụng mẹ bầu mắc phải, nguyên nhân đến từ đâu. Để chắc chắn nhất, bà bầu hãy đến bệnh viện kiểm tra và kiêng vận động đi lại nhiều khi có dấu hiệu đau.