Nhiều bà mẹ phàn nàn rằng con cái rất quấn quýt với bố nhưng lại xa cách với mình, điển hình như câu chuyện sau đây:
Chị Zhang Hua (Trung Quốc) có hai cô con gái 6 tuổi và 10 tuổi. Bố của các bé đều rất bận rộn với công việc, cả hai con đều do một mình chị nuôi dạy. Tuy nhiên, chỉ cần bố có thời gian là cả hai cô con gái đều thích chơi với bố.
Tối bố về, hai cô con gái vui vẻ quây quần, còn mẹ thì vào bếp nấu nướng. Sau khi cả nhà ăn tối xong, chị Zhang Hua yêu cầu các con không được dùng điện thoại và phải lên giường đi ngủ ngay. Không những thế, còn lập ra một danh sách dài những việc mà các con không được phép thực hiện. Vì điều này mà vợ chồng chị Zhang Hua thường xuyên xảy ra tranh cãi, điều này lâu dần ảnh hưởng đến tâm lý của các con.
Đặc biệt là với bé lớn, cô bé ngày càng xa cách, đôi khi cảm thấy sợ hãi khi nghe thấy tiếng nói của mẹ. Một thời, gian sau, vợ chồng chị Zhang Hua quyết định đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý để được tư vấn.
Tại đây, chuyên gia cho biết có thể cách giáo dục quá nghiêm khắc, những lời lẽ trách mắng của người mẹ đã tác động đến nhận thức và tâm lý của đứa trẻ. Từ đó sinh ra tâm lý sợ hãi, hoảng sợ và nhạy cảm hơn.
Các chuyên gia cho biết, trẻ em hiểu sự yêu thương một cách rất thuần khiết. Yêu thương là nâng niu, chăm sóc, chứ không phải là la mắng, chỉ trích, đánh chửi. Nếu đứa trẻ không được đối xử yêu thương theo cách này thì tâm trí nó bị nhiễu loạn, hoang mang về tình yêu thương, ngày càng xa cách với cha mẹ.
Những ảnh hưởng nếu trẻ bị mắng, đánh thường xuyên
Mẹ quát mắng, đánh đập, mắng mỏ trẻ sẽ có tác dụng tức thì ngay thời điểm đó. Tuy nhiên, tác hại tâm lý của trẻ là rất lớn, không có lợi cho sự giáo dục và phát triển lâu dài của trẻ.
Thực tế chứng minh, nếu hay la mắng trẻ, mẹ không những không nuôi được đứa con ngoan, giỏi giang mà ngược lại còn tạo ra những ảnh hưởng xấu trong cuộc sống của trẻ về sau.
Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ
Cha mẹ là những người thân thiết nhất với trẻ và cũng là những người trẻ tin tưởng nhất, khi chúng ta coi thường hoặc la mắng trẻ, trẻ càng có xu hướng tin vào lời nói đó.
Ví dụ: Nếu cha mẹ mắng trẻ là "đồ ngu", trẻ sẽ tin rằng bản thân mình thực sự kém cỏi hơn người khác. Lời nói đó có thể sẽ khiến trẻ có thái độ tự trách sâu sắc, tự ti, rụt rè, để lại bóng mờ tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh về nhân cách của trẻ.
Đồng thời, việc cha mẹ thường xuyên la mắng, khiển trách con cái sẽ làm tăng nồng độ hormone căng thẳng trong cơ thể, từ đó dẫn đến thay đổi cấu trúc của não bộ, trẻ ngày thiếu tự tin, ngại bày tỏ, ngại phản bác và âm thầm chịu đựng những bất bình.
Mẹ quát mắng, đánh đập, mắng mỏ trẻ sẽ có tác dụng tức thì ngay thời điểm đó. Tuy nhiên, tác hại tâm lý của trẻ là rất lớn, không có lợi cho sự giáo dục và phát triển lâu dài của trẻ.
Khiến tình cảm cha mẹ - con cái trở nên xa cách
Khi trẻ bị bố mẹ giáo dục theo kiểu bạo lực lời nói như thế này trong thời gian dài, chúng sẽ dần hình thành tính cách cáu kỉnh. Trẻ sẽ tin rằng, cách giải quyết vấn đề chính là cách mà bố mẹ đang đối xử với mình. Điều này sẽ khiến trẻ khó hòa đồng với người khác và gặp khó khăn trong việc tương tác với mọi người sau này.
Thêm vào đó, suy nghĩ của con trẻ rất đơn giản, chúng không hiểu được nỗi lòng của cha mẹ. Trẻ chỉ có thể cảm nhận thông qua hành động và lời nói của bố mẹ.
Do đó, khi cha mẹ la mắng trẻ, trẻ sẽ nghĩ rằng cha mẹ không yêu mình. Điều này dễ khiến trẻ nảy sinh tâm lý nổi loạn và muốn xa lánh cha mẹ. Đây là bản năng của trẻ.
Trẻ bị quát mắng quá nhiều, lâu dần sẽ khiến trẻ có thái độ tự trách sâu sắc, tự ti, rụt rè, để lại bóng mờ tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh về nhân cách của trẻ.
Mẹ đừng quát con, hãy thử những phương pháp này, biết đâu lại hiệu quả
Chúng ta đều biết rằng muốn giáo dục trẻ tốt thì trước hết phải học cách kiềm chế cảm xúc của mình, nhưng đôi khi cha mẹ khó có thể kiểm soát được cơn nóng giận? Vậy làm thế nào để giảm thiểu việc đánh con nhưng vẫn đảm bảo trẻ được răn dạy.
Các chuyên gia tâm lý đưa ra những giải pháp thay thế việc đánh mắng trẻ, cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng trong những tình huống cần thiết.
Tạm dừng trong 5 giây, sau đó trò chuyện với trẻ
Phương pháp này rất dễ sử dụng, mỗi khi muốn nổi giận với trẻ thì mẹ có thể hẩm đếm trong lòng, đếm đến giây thứ 5 thì cơn tức giận có thể vơi đi hơn một nửa.
Đồng thời, cách trò chuyện với trẻ sau đó cũng rất quan trọng, cha mẹ cần giữ bình tĩnh, ngồi xuống ngang tầm mắt của trẻ, và nói ra các yêu cầu thật đơn giản. Cho phép trẻ được nói cũng là một cách có ích, vì vậy hãy “lắng nghe cảm giác và suy nghĩ của trẻ thật kỹ.
Cho trẻ quyền chọn lựa cũng làm hạn chế việc trẻ nổi giận và chống đối. Thay vì luôn nói con có thể làm gì và không được làm gì, hãy cho trẻ chọn lựa (“Con muốn đọc sách hay vẽ tranh?” “Con muốn mặc đồ ngủ bây giờ hay lát nữa sau khi đánh răng xong?). Lúc này, trẻ có thể sẽ hợp tác hơn, và sẽ ít thể hiện sự chống đối hơn khi cảm thấy cha mẹ lắng nghe mình.
Cha mẹ cần giữ bình tĩnh, ngồi xuống ngang tầm mắt của trẻ, và nói ra các yêu cầu thật đơn giản. Cho phép trẻ được nói cũng là một cách có ích, vì vậy hãy lắng nghe cảm giác và suy nghĩ của trẻ thật kỹ.
Đặt ra các quy tắc cho con từ khi còn nhỏ
Từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên đặt ra những quy tắc để dạy tính kỷ luật sớm, như thế việc dạy dỗ sẽ phần nào dễ dàng hơn.
Ví dụ: Mẹ có thể dạy trẻ chủ động, dũng cảm thừa nhận sai lầm. Việc trẻ làm sai điều gì đó không có gì ghê gớm, bởi vì ai cũng sẽ có lúc sai sót, dũng cảm thừa nhận sai lầm là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề. Nhận được sự tha thứ từ người khác sẽ khiến chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Làm gương cho con
Con cái không nghe lời cha mẹ, đôi khi không phải vì sợ mà vì con tin tưởng và ngưỡng mộ, vì vậy, việc tạo dựng hình ảnh cha mẹ đủ tư cách trong tâm trí con cái cũng rất quan trọng.
Những lời lẽ giáo điều đứa trẻ sẽ không nhớ được bao nhiêu, nhưng những lời nói, hành vi của cha mẹ, những người gần gũi với chúng nhất, sẽ rất dễ làm cho con ghi nhớ, bắt chước và làm theo.
Trẻ em như tờ giấy trắng, như tấm gương phản chiếu những hành động của cha mẹ. Vậy nên, cha mẹ hãy luôn luôn nhớ mình có trách nhiệm làm một tấm gương tốt cho con noi theo.
Từ khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên đặt ra những quy tắc để dạy tính kỷ luật sớm, như thế việc dạy dỗ sẽ phần nào dễ dàng hơn.
Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ
Khi trẻ nhỏ đang trong cơn giận, trẻ có thể không tự mình tháo gỡ gút mắc được, cha mẹ lúc này không nên tạo áp lực ép buộc con nhận lỗi. Cha mẹ có thể đưa trẻ đến một góc, gọi là góc bình yên, để trẻ ngồi đó, điều này giúp trẻ bình tĩnh lại và suy nghĩ về hành động của mình, cũng như tạo tâm lý thoải mái cho con.
Tìm bình yêu cho bản thân
Khi cha mẹ cảm thấy mệt, giận dữ, và nhận thấy mình sắp sửa đánh mất sự sáng suốt thì hãy hít một hơi thật sâu và thả lỏng. Nói với trẻ, “Mẹ đang cảm thấy rất cáu và mẹ cần được yên tĩnh một lát”.
Tưởng tượng xem mình sẽ mặc gì nếu bây giờ đang là dịp nghỉ lễ, hình dung cảnh mình nằm trên giường đọc một quyển sách hay, hoặc nghĩ tới việc được ngâm mình trong bồn tắm đầy bọt xà bông.
Để kiểm soát được mức độ căng thẳng của mình, cha mẹ nên ưu tiên ăn uống lành mạnh, luyện tập thể thao, ngủ đủ, và thỉnh thoảng cũng nên dành thời gian cho bản thân.
Chia sẻ và trò chuyện để hiểu con hơn cũng như tăng sự gắn kết giữa con cái với cha mẹ.