Thống kê dịch COVID-19
Số ca nhiễm
|
Tử vong
|
Nghiêm Trọng
|
Bình phục
|
|
---|---|---|---|---|
Việt Nam | 16 | 0 | 16 | |
Trung Quốc | 78.073 | 2.715 | 8.745 | 30.049 |
Thế Giới | 81.386 | 2.771 | 8.867 | 30.359 |
Tỉnh / Thành Phố
|
Số ca nhiễm
|
Tử vong
|
Nghiêm Trọng
|
Bình phục
|
---|---|---|---|---|
Vĩnh Phúc | 11 | 0 | 0 | 10 |
Hồ Chí Minh | 3 | 0 | 0 | 3 |
Thanh Hóa | 1 | 0 | 0 | 1 |
Khánh Hòa | 1 | 0 | 0 | 1 |
Quốc gia / Lãnh thổ
|
Số ca nhiễm
|
Tử vong
|
Nghiêm Trọng
|
Bình phục
|
---|---|---|---|---|
Trung Quốc | 78.073 | 2.715 | 8.745 | 30.049 |
Hàn Quốc | 1.261 | 12 | 18 | 24 |
Tàu du lịch Diamond Princess | 705 | 4 | 36 | 10 |
Italia | 458 | 12 | 35 | 3 |
Nhật | 172 | 3 | 13 | 23 |
Iran | 139 | 19 | 0 | 25 |
Singapore | 93 | 0 | 7 | 62 |
Hồng Kông | 89 | 2 | 6 | 18 |
Hoa Kỳ | 60 | 0 | 0 | 6 |
Thái Lan | 40 | 0 | 2 | 22 |
Vương quốc Ba-ranh | 33 | 0 | 0 | 0 |
Đài Loan | 32 | 1 | 1 | 5 |
Cô-oét | 26 | 0 | 0 | 0 |
Úc | 23 | 0 | 0 | 15 |
Malaysia | 22 | 0 | 0 | 20 |
Đức | 19 | 0 | 1 | 15 |
Pháp | 18 | 2 | 1 | 11 |
Việt Nam | 16 | 0 | 0 | 16 |
Tây Ban Nha | 13 | 0 | 0 | 2 |
Vương quốc Anh | 13 | 0 | 0 | 8 |
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất | 13 | 0 | 2 | 3 |
Canada | 12 | 0 | 0 | 3 |
Ma Cao | 10 | 0 | 0 | 6 |
Ả Rập | 5 | 0 | 0 | 0 |
Ô-man | 4 | 0 | 0 | 0 |
Philippines | 3 | 1 | 0 | 2 |
Crô-a-ti-a | 3 | 0 | 0 | 0 |
Ấn Độ | 3 | 0 | 0 | 3 |
Áo | 2 | 0 | 0 | 0 |
Phần Lan | 2 | 0 | 0 | 1 |
Israel | 2 | 0 | 0 | 0 |
Li-băng | 2 | 0 | 0 | 0 |
Pakistan | 2 | 0 | 0 | 0 |
Nga | 2 | 0 | 0 | 2 |
Thụy Điển | 2 | 0 | 0 | 0 |
Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan | 1 | 0 | 0 | 0 |
An-giê-ri | 1 | 0 | 0 | 0 |
Bỉ | 1 | 0 | 0 | 1 |
Brazil | 1 | 0 | 0 | 0 |
Campuchia | 1 | 0 | 0 | 1 |
Ai Cập | 1 | 0 | 0 | 1 |
Georgia | 1 | 0 | 0 | 0 |
Greece | 1 | 0 | 0 | 0 |
North Macedonia | 1 | 0 | 0 | 0 |
Nê-pan | 1 | 0 | 0 | 1 |
Norway | 1 | 0 | 0 | 0 |
Romania | 1 | 0 | 0 | 0 |
Sri Lanka | 1 | 0 | 0 | 1 |
Thụy Sĩ | 1 | 0 | 0 | 0 |
LIVENguồn: Bộ Y Tế & WorldOMeters.
Chuyện nghỉ học dài của trẻ trong mùa dịch COVID-19 gây nhiều lo lắng, băn khoăn cho các bậc phụ huynh, đặc biệt là những gia đình có con nhỏ. Không ít các bậc phụ huynh phải “đầu bù tóc rối” xoay sở trông con nhưng cũng không ít phụ huynh nhàn tênh vì “huấn luyện” con làm việc nhà đỡ đần bố mẹ.
6 tuổi làm vào bếp làm thoăn thoắt
Video: Bé Tép trổ tài vào bếp làm món ăn
Hơn 3 tuần nay được nghỉ học ở nhà, bé Tép (6 tuổi) đã phụ giúp được vợ chồng chị Huyền My rất nhiều công việc nhà. Thậm chí, còn đảm nhận công việc bếp núc thay mẹ, làm món bò cuốn nấm kim châm một cách thuần thục, chuyên nghiệp.
Bé Tép phụ mẹ vào bếp.
Chị My chia sẻ, chị có 2 bé, bé Tép (5,5 tuổi) và bé Thỏ (2,5 tuổi). Bé Tép là một chàng trai cực kỳ tình cảm, cẩn thận, gọn gàng và ngăn nắp, vì thế chị My vô cùng yên tâm khi để con làm những công việc nhà, bếp núc đơn giản phụ giúp mẹ.
Trong suốt thời gian nghỉ học vì dịch COVID-19, chị luôn sắp xếp thời gian hợp lý cho con để con học tập, vui chơi, làm việc nhà không bị nhàm chán và luôn khích lệ con hoạt động thể chất ngoài trời khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
Thông thường, buổi sáng, chị để Tép duy trì luyện đàn 30 phút, học tiếng Anh trên ứng dụng. Ngủ trưa dậy, sau khi ăn xong bữa phụ, Tép có thể đi chơi ra vườn hoa vắng người.
Buổi sáng và buổi chiều, bé Tép sẽ được xem tivi 1 lần còn chiều tối sẽ phụ mẹ nấu cơm hoặc rảnh rỗi chơi đồ chơi, tô màu cùng em, rồi ăn tối cùng bố mẹ. Cứ 20h30, bé Tép phải chuẩn bị đi ngủ để 21h tắt đèn.
Vì nhờ phân bổ thời gian cho những hoạt động có ích nên mỗi ngày của chị My trôi qua khá nhanh. Đặc biệt, đợt nghỉ học vì dịch COVID-19, chị chỉ con cách nấu ăn những món đơn giản, quay video đầu bếp bán hàng nên nhiều khi mẹ con chị chơi miệt mài quên cả thời gian. Bé cũng đã làm được rất nhiều công việc bếp núc.
“Thực ra bé cũng quan sát mẹ nấu ăn hàng ngày nên không quá lạ lẫm, và mình hướng dẫn con cụ thể từng bước ngắn, chọn từ ngữ dễ hiểu để bé nhớ và làm theo được. Bên cạnh đó, mình cố gắng khen ngợi con nhiều, động viên khích lệ kịp thời để con không nản và yêu thích bếp hơn”, chị My chia sẻ cách giúp con hào hứng với công việc nhà.
Chị luôn tạo cơ hội cho con được làm.
Được biết, để bé Tép làm những công việc nhà một cách tự giác và thích thú như hiện nay, ngay từ khi bé 2 tuổi, bắt đầu đi vững, chị đã “chăm chỉ” sai vặt con những công việc phù hợp với độ tuổi như nhờ vứt bỉm, bỏ đồ giặt vào giỏ, dọn đồ chơi.
Khi bé 3 tuổi, chị nhờ con lấy các đồ vật và chỉ cho con về màu sắc, số lượng. Còn 4 tuổi, chị dạy con học cách tự mặc quần áo, gấp chăn, dọn dẹp giường sau khi thức dậy. Và khi con 5 tuổi, chị dạy quét nhà, rửa bát đĩa đơn giản, nấu 1-2 món không quá phức tạp.
Theo chị My, phương châm dạy con của chị là “bố mẹ càng lười, con cái càng mau tiến bộ”. Điều đó tạo cơ hội cho con thể hiện. Đồng thời, không sợ con làm sai, làm hỏng để con rút được kinh nghiệm sau những lần sai đó.
"Nếu con làm sai, bố mẹ hãy từ tốn góp ý, đừng làm con nhụt chí. Nếu con làm đúng, bố mẹ cũng chớ ngại tung hô và đừng tiếc lời ngợi khen.
Bên cạnh đó, mình luôn tâm niệm: “Muốn người khác đối xử với mình thế nào, mình phải đối xử với người ta như thế trước”. Đây là quan điểm mình áp dụng để đối xử với mọi người xung quanh, trong đó đặc biệt ưu tiên chăm chút khi giao tiếp với chồng con.
Nhận thức được mình là tấm gương để bé soi vào nên mình luôn cố gắng đúng mực và văn minh hết sức có thể. Mình tôn trọng bé để được bé tôn trọng lại. Mình gọn gàng ngăn nắp để bé nhìn vào và noi theo. Và quan trọng hơn, mình cố gắng đặt mình vào địa vị của con.
Đơn cử như việc nhường đồ chơi cho em, mình đã từng giải thích với con thế này: “Mẹ biết đây là đồ chơi của con, mẹ cũng biết nếu con không thích thì con có thể không cho em mượn, nhưng con lớn hơn em 3 tuổi, con đã chơi món đồ này trước em 3 năm, nên mẹ nghĩ mình cho em mượn chơi một chút không sao con nhỉ?”.
Và bạn ấy đã mất 30 giây suy nghĩ, sau đó thì cười tươi cho em mượn và không hề đòi lại”, chị My chia sẻ bí quyết dạy con của mình.
Không chỉ vậy, ngay từ nhỏ, chị My đã luôn nói với con những chuyện về quyền lợi – nghĩa vụ, nếu – thì. Kỷ luật nào cũng có kèm nước mắt nên với mỗi một kế hoạch mới chị thường cố gắng không gây áp lực dồn dập lên con mà luôn làm công tác tư tưởng 1 tuần.
Biết bé Tép rất thích xem tivi và trân trọng 30 phút ngắn ngủi được xem tivi mỗi ngày nên nếu con làm sai chị My chỉ cần nói “Nếu con không hoàn thành, con sẽ bị phạt không được xem tivi”, bé Tép sẽ tự động điều chỉnh và răm rắp chấp hành.
Thậm chí, có hôm bị phạt, bé Tép còn biết thân biết phận tự bật tivi cho em xem rồi ra góc khuất chơi đồ chơi. Nhờ những tuyệt chiêu “dạy con” của mình mà 2 con của chị My luôn làm những công việc một cách hạnh phúc.
Rủ con đi chợ lồng ghép hướng dẫn cách chọn đồ
Giống như chị Huyền My, chị Nguyễn Thị Vân cũng lồng ghép dạy con làm công việc nhà, vào bếp trong gần 1 tháng nghỉ học vì dịch COVID-19.
Hiện nay, bé Thiện Nhân nhà chị Vân học lớp 7 đã có thể tự tay làm củ cải cuộn thịt hấp chỉ sau một lần tìm hiểu trên Google còn bạn Hải Tùng học lớp 4 cũng đã tự giác xung phong đi rửa bát sau khi được ăn món ngon anh nấu.
Chị Vân và 2 con trai.
Chị Vân cho biết, chị thường có ít thời gian ở nhà vì đi làm cả ngày nên các con chị đều phải tự giác công việc nhà là chính. Mỗi khi có thời gian rảnh rỗi chị thường rủ con cùng vào bếp và đi chợ. Từ đó, chị tranh thủ lồng ghép hướng dẫn con cách chọn đồ và giá cả.
Nhờ đó, thời gian qua con được nghỉ học vì dịch COVID-19, ngoài thời gian phải học trực tuyến, hoàn thành bài tập cô giao, tập chơi guitar, các con cũng đã phụ giúp chị được công việc bếp núc.
Mặc dù, con trai nấu chưa giỏi nhưng hiện đã biết một số việc nhỏ trong bếp như pha đồ chấm, một số món đơn giản, làm nước uống giải khát.... Chị cũng luôn hướng dẫn, tạo cơ hội cho con được làm và cùng con cố gắng hoàn thành mục tiêu mỗi tuần trong kỳ nghỉ này sẽ nấu một món mới. “Hiện tại, bạn lớn làm vài món salad rau trộn, món trứng, nước chấm nem,… đơn giản mọi người rất thích. Món củ cải cuộn thịt bạn ý làm khá ngon nữa”.
Món củ cải cuốn thịt hấp con trai chị làm rất đẹp và ngon mắt.
Khi con trai lớn vào bếp cũng không thua kém mẹ.
Bên cạnh đó, cuối tuần nào, các con chị tự giác tham gia dọn vệ sinh nhà cửa, anh lớn đánh cọ nhà vệ sinh, em út lau dọn nhà. Tuy không được sạch như mong muốn nhưng chị vẫn để các con tham gia đều đặn để tạo thói quen cùng gia đình.
“Mình ở với bà ngoại, con học bán trú nên cơ bản con cũng thường tham gia vào cuối tuần. Cứ hè đến các con chia nhau rửa bát trong ngày. Nói chung bạn lớn tham gia phụ giúp mẹ các việc nhỏ phù hợp từ lớp 4. Bé thứ 2 do sức khỏe tốt hơn anh nên lớp 3 đã lau nhà, cùng mẹ thay ga gối vào cuối tuần và mang lên máy giặt để giặt rồi. Bây giờ bé còn dạy cả bà dùng máy giặt nữa”, chị Vân chia sẻ.
Chính nhờ có 2 con ngoan ngoãn, phụ mẹ công việc nhà mà chị có thể chuyên tâm đi làm, không phải bận tâm nhiều.
Con trai thứ 2 rửa bát giúp mẹ Vân. Dù nghỉ học nhưng các con tự giác trong công việc nên chị nhàn tênh.