Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua vết đốt của muỗi mang vi rút. Đây là một căn bệnh nặng có thể gây sốt cao, đau đầu dữ dội và đau cơ và khớp. Tuy nhiên, ở một số trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết, nó cũng có thể làm rò rỉ các mạch máu nhỏ, dẫn đến suy hệ tuần hoàn, sốc và tử vong.
Trẻ bị sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi tử vong. (Ảnh minh họa)
Bệnh nặng có thể xảy ra với bất kỳ trường hợp nhiễm sốt xuất huyết nào nhưng phổ biến hơn vào lần thứ hai.
Trẻ bị sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi tử vong?
Rất nhiều cha mẹ thắc mắc sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi tử vong. Như chúng ta đã biết, bệnh sốt xuất huyết chuyển biến qua 3 giai đoạn và giai đoạn nguy hiểm nhất được tính bắt đầu từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7. Đây cũng là thời điểm xuất hiện các biến chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ.
Mặt khác, khi bước sang ngày thứ 7 trở đi, sốt cũng đã thoái lui và cơ thể dần dần hồi phục, lúc này, cha mẹ trẻ chủ quan cho rằng bé đã khỏi bệnh.
Khi sốt xuất huyết bước sang giai đoạn nguy hiểm cũng là lúc quá trình thoát mạch đưa dịch vào lòng mạch chảy ra. Thời điểm này, khoảng gian bào diễn ra rất tích cực làm cho cơ thể bị suy giảm thể tích tuần hoàn. Khi xuất hiện tình trạng trên, cơ thể có bị sốc do mất nước dẫn đến tử vong chỉ trong vài giờ nếu không được phát hiện và điều trị ngay.
Một nguyên nhân khác lý giải tại sao trẻ bị sốt xuất huyết khỏe rồi tử vong là do các biến chứng suy đa tạng cùng biểu hiện viêm cơ tim, viêm não, viêm gan, phù phổi cấp... Suy đa tạng ở trẻ bị sốt xuất huyết nếu như không được lọc máu cấp cứu ngay dễ đánh mất sự sống.
Rất nhiều cha mẹ chủ quan khi thấy trẻ hết sốt. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, với những trẻ bị sốt xuất huyết mức độ nặng giảm tiểu cầu sẽ bị chảy máu não, xuất huyết dưới da, xuất huyết đường tiêu hóa...làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến gan,tim, phổi... Lúc này, huyết áp của trẻ bị sốt xuất huyết có thể giảm xuống mức nguy hiểm dẫn đến tình trạng sốc và tử vong.
Cuối cùng, cần phải nói đến tình trạng tăng tính thấm thành mạch khiến cho máu bị cô đặc và thoát dịch. Tuy nhiên, biến chứng này thường rất khó nhận biết, rất nhiều trường hợp trẻ bị sốc, cha mẹ mới phát hiện ra và không thể cấp cứu kịp thời.
Tóm lại, không ít phụ huynh thường nghĩ trẻ hết sốt là hết bệnh mà không biến rằng, các biến chứng của bệnh sốt xuất huyết có thể xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 - thời điểm không còn sốt cao nhiều như lúc đầu nữa. Chính vì thế, chủ quan nên không phát hiện, xử trí biến chứng kịp thời nên tỷ lệ tử vong khi trẻ bị sốt xuất huyết và đã khỏe tăng cao.
Nhận biết dấu hiệu trẻ bị sốt xuất huyết nặng
Sốt xuất huyết nặng có thể gây sốc, chảy máu trong và thậm chí tử vong. Nếu bé đã từng bị sốt xuất huyết trước đây, bạn có nhiều khả năng bị sốt xuất huyết nặng.
Trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nặng cao hơn.
Theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nặng. Các dấu hiệu cảnh báo thường bắt đầu trong 24 - 48 giờ sau khi hết sốt. Cha mẹ cần phải đưa trẻ đi cấp cứu ngay nếu trẻ có các dấu hiệu sau đây:
- Đau bụng hoặc đau bụng quằn quại.
- Nôn (ít nhất 3 lần trong 24 giờ).
- Chảy máu mũi hoặc nướu.
- Nôn ra máu hoặc có máu trong phân.
- Trẻ mệt mỏi, bồn chồn hoặc cáu kỉnh.
- Khó thở, da tím xanh, chân tay ẩm lạnh.
- Xuất hiện hạch nổi ở cổ, gan to.
- Sốt cao kéo dài không thể hạ sốt bằng thuốc thông thường.
Trẻ cần được thăm khám bác sĩ kịp thời khi có bất kỳ dấu hiệu nào. (Ảnh minh họa)
Cần làm gì khi nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết?
Khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tê để được thăm khám, xét nghiệm và chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Trong 3 - 4 ngày đầu, nếu trẻ được chỉ định theo dõi tại nhà, gia đình cần tuân thủ chặt chẽ những lời khuyên sau:
- Cho trẻ nằm nghỉ ngơi.
- Cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa như súp, cháo sữa, uống nhiều nước, có thể cho bé uống dung dịch oresol, nước trái cây càng tốt...
- Uống thuốc hạ số theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, chỉ được dùng hạ sốt bằng paracetamol, không được dùng Aspirin hay Ibuprofen vì có nguy cơ chảy amsu đồng thời chườm mát cho trẻ.
- Theo dõi liên tục, nếu thấy trẻ có các diễn biến nghiêm trọng hơn như bứt rứt, li bì, chân tay lạnh, vật vã, đau bụng, nôn nhiều, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế.
- Nếu không có các diễn biến bất thường cũng cần phải đến khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ.