Trẻ bướng bỉnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng lý do chính là trẻ đang cảm thấy chán nản. Và một số trẻ cho rằng làm cách này có thể đạt được những gì mà trẻ muốn. Tuy nhiên, điều quan trọng là bố mẹ nên làm thế nào để giải quyết ổn thỏa khi trẻ thể hiện sự bướng bỉnh, không vâng lời.
Dưới đây là những cách hay giúp mẹ có thể giải quyết phần nào các tình huống khó khi trẻ bướng bỉnh.
Bình tĩnh giải quyết tình huống
Trẻ thường thích bắt chước những hành động của bố mẹ, vì vậy bố mẹ nên làm mẫu cho hành vi và hành động của trẻ bằng cách dạy con bình tĩnh. Nếu trẻ ăn vạ hay khóc lóc nhưng bố mẹ lại la mắng thì trẻ sẽ học theo cảm xúc tiêu cực này và xem đó là điều bình thường. Vì vậy, thay vào đó, hãy dạy trẻ cách đối phó với cảm xúc của chính mình.
Thay vì la mắng, bố mẹ hãy dạy trẻ cách đối phó với cảm xúc của chính mình.
Đưa ra lựa chọn và để trẻ quyết định muốn làm gì
Khi bố mẹ đưa ra lựa chọn sẽ giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu cảm thấy được kiểm soát vấn đề. Ví dụ, nếu trẻ phải thu dọn đồ chơi và sau đó đánh răng, mẹ hãy hỏi trẻ xem trẻ muốn làm cái nào trước.
Khi bố mẹ đưa ra lựa chọn sẽ giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu cảm thấy được kiểm soát vấn đề.
Chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ cho con
Một số tình huống trẻ thể hiện sự bướng bỉnh là do đang đói, nếu bố mẹ và con đang ở bên ngoài, việc mang theo đồ ăn nhẹ có thể giúp trẻ tránh được cơn giận dữ và giữ cho trẻ có tâm trạng tốt.
Việc mang theo đồ ăn nhẹ có thể giúp trẻ tránh được cơn giận dữ và giữ cho trẻ có tâm trạng tốt.
Nói cho con biết hậu quả của việc bướng bỉnh
"Bố đã nói điều đó nhiều lần" hay "Con phải làm nó ngay" không phải là lý do chính đáng để giải thích cho trẻ hiểu khi chúng cần biết lý do vì sao nên hoặc không nên làm điều gì đó. Bố mẹ hãy thường xuyên trò chuyện và giải thích cho trẻ điều gì có thể xảy ra nếu trẻ lười biếng, bướng bỉnh.
Làm cho trẻ nhận thức được những hậu quả tự nhiên mà hành động của chúng có thể gây ra, để trẻ có thể học hỏi và đưa ra quyết định tốt hơn cho bản thân sau này.
Làm cho trẻ nhận thức được những hậu quả tự nhiên mà hành động của chúng có thể gây ra.
Tạo thói quen ở nhà mà trẻ phải tuân theo
Giúp trẻ hình thành thói quen tốt như không xem TV sau một thời gian nhất định, dọn dẹp bát đĩa, đánh răng và đi ngủ vào giờ thích hợp. Và nếu bố mẹ muốn tất cả mọi thứ được vào nếp, có thể lập bảng kế hoạch cho tháng.
Hãy nói với trẻ rằng nếu trẻ làm theo thói quen cả tháng (hoặc 1 hoặc 2 tuần), trẻ có thể lựa chọn một số phần thưởng cho mình.
Lập kế hoạch các công việc trẻ cần làm, điều này giúp trẻ hình thành những thói quen tốt.
Đưa ra cho trẻ những hình phạt hợp lý nếu vi phạm các quy tắc
Nếu trẻ bướng bỉnh và không muốn ăn rau mẹ có thể cắt món tráng miệng mà trẻ ưa thích, không nên để trẻ có quá nhiều thời gian để chơi trong bữa ăn. Tuy nhiên, trong tình huống này, bố mẹ không nên áp dụng các hình phạt quá nghiêm khắc, hãy trò chuyện với trẻ với giọng điệu nhẹ nhàng.
Nếu trẻ bướng bỉnh và không muốn ăn rau mẹ có thể cắt món tráng miệng mà trẻ ưa thích.
Chuyển hướng sự chú ý của trẻ
Đôi khi trẻ có thể cư xử sai vì chúng cảm thấy nhàm chán hoặc không biết làm gì hơn. Vì vậy, tìm cho trẻ một việc gì đó để làm, cụ thể là một việc gì đó để giúp trẻ hứng thú và giải trí, có thể chuyển hướng sự chú ý của trẻ đến một điều gì đó tốt đẹp hơn thay vì dành thời gian để nghịch ngợm.
Hãy chuyển hướng sự chú ý của trẻ đến một điều gì đó tốt đẹp hơn thay vì dành thời gian để nghịch ngợm.
Hãy hỏi ý kiến của trẻ
Khi cần giải quyết vấn đề nào đó, bố mẹ hãy hỏi ý kiến và tham khảo cách giải quyết của trẻ trước khi quyết định. Nếu trẻ không thể đưa ra trả lời, hãy gợi ý, nhưng cũng nhớ rằng, điều quan trọng là bố mẹ phải làm cho trẻ cảm thấy như bản thân mình đang giải quyết được vấn đề, và điều quan trọng là bố mẹ hãy luôn bên cạnh, động viên trẻ.
Khi cần giải quyết vấn đề nào đó, bố mẹ hãy hỏi ý kiến và tham khảo cách giải quyết của trẻ trước khi quyết định.
Quan tâm và chia sẻ với con
Khi trẻ phạm lỗi, thay vì trách mắng và đổ hết tất cả lỗi lầm lên trẻ, bố mẹ hãy quan tâm đến cảm xúc của trẻ nhiều hơn. Vì cảm xúc đóng một vai trò quan trọng trong hành vi của trẻ, nên việc ghi nhận chúng là điều tốt.
Ví dụ đơn giản, “Mẹ biết bạn rất thất vọng vì hôm nay chúng ta không thể đi biển chơi, nhưng thời tiết bây giờ không tốt. Hãy cùng nhau làm điều gì đó khác để bù đắp nhé ”, sự xoa dịu và chia sẻ cảm xúc có thể giúp trẻ hiểu được hành vi và vấn đề của mính mình, điều này rất tốt cho trẻ trong tương lai.
Việc thấu hiểu và chia sẻ từ bố mẹ giúp ích cho việc hình thành tính cách tốt của trẻ về sau.