Xã hội ngày càng phát triển, mức sống càng được nâng cao, trẻ em hiện nay cũng được nuôi dưỡng tốt hơn. Đặc biệt nhiều bậc phụ huynh nhận ra rằng giáo dục sớm có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Trí thông minh của trẻ ngoài yếu tố bẩm sinh, còn có nhiều thứ tác động vào khiến IQ thay đổi. Đồng thời, còn có một số giai đoạn, trí tuệ của trẻ sẽ phát triển vượt trội hơn, nếu cha mẹ nắm bắt được thời điểm này, IQ của trẻ sẽ cải thiện rất nhanh.
Giáo sư Richard Weissbourd tốt nghiệp tiến sĩ khoa Giáo dục tại Đại học Harvard, đã tiến hành một nghiên cứu chuyên sâu, ông đã phát hiện ra rằng, trẻ em có 3 cơ hội để trở nên thông minh hơn, đặc biệt là giai đoạn trẻ từ 0-3 tuổi. Điều này có nghĩa là sự phát triển của não bộ có tính giai đoạn và thời gian này rất ngắn, cha mẹ không nên bỏ lỡ.
Vậy cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ phát triển trí tuệ tốt hơn trong nắm bắt thời kỳ vàng này?
Hãy cho trẻ ăn uống đúng cách, bổ sung dưỡng chất cho não bộ
Bằng cách cho trẻ ăn đầy đủ, chúng ta mới có thể đảm bảo cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của não và thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của mô não, đặc biệt 3 dưỡng chất cần thiết là protein và DHA và sắt.
Protein được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để duy trì sự trao đổi chất của các mô khác nhau và thúc đẩy sự tăng trưởng sự trưởng thành của các mô mới. Đây là chìa khóa cho sự phát triển não bộ của trẻ.
Đồng thời, sự phát triển của tất cả các tế bào não không thể tách rời DHA, DHA không chỉ có thể thúc đẩy sự phát triển của não bộ mà còn thúc đẩy sự hình thành mạng lưới thần kinh, nâng cao trí thông minh ở một mức độ nhất định, và là dưỡng chất quan trọng để phát triển trí não.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chứng minh thiếu sắt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ trong thời thơ ấu. Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt có chỉ số phát triển tâm thần và vận động thấp hơn trẻ cùng trang lứa, cùng môi trường sống.
Khi trẻ đã lớn, thiếu máu thiếu sắt cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí nhớ và ảnh hưởng đến kết quả học tập, do ngủ gật trong giờ học và thiếu oxy não.
Trí thông minh của trẻ có thể được cải thiện hiệu quả nếu cha mẹ áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp.
Trò chuyện và tương tác với trẻ nhiều hơn
Sự lớn lên của trẻ là một quá trình học hỏi không ngừng, trong giai đoạn này, cách tốt nhất là cha mẹ nên giao tiếp và tăng tương tác với trẻ nhiều hơn, điều này sẽ đẩy nhanh thời gian để bé chuyển từ bắt chước trong tiềm thức sang suy nghĩ độc lập.
Theo các nghiên cứu khoa học, những đứa trẻ thường xuyên gần gũi, yêu thương và chơi đùa cùng cha mẹ thì não bộ có sự phát triển tốt hơn. Những sự tương tác này còn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cảm xúc, giúp con cảm thấy được yêu thương, vui vẻ. Đây còn là nền tảng giúp trẻ phát triển các kỹ năng tư duy.
Đồng thời, giao tiếp với trẻ nhiều hơn cũng sẽ cải thiện khả năng ngôn ngữ của bé, việc tích lũy vốn từ vựng phong phú sẽ khiến khả năng nhận thức và tư duy của trẻ phát triển nhanh chóng .
Đọc sách cùng con là hoạt đông mang tính tương tác rất cao, nếu cha mẹ không có nhiều thời gian, hãy dành một hoặc hai buổi nhất định trong tuần để đọc sách cùng con, hãy đọc sách cho con nghe từ sớm, ngay cả khi trẻ chưa hiểu được từ ngữ. Điều này là bước khởi đầu giúp trẻ phát triển các kỹ năng ngôn ngữ và hình thành niềm yêu thích đối với sách.
Trong lúc đọc sách, cha mẹ có thể đặt cho con một số câu hỏi liên quan đến nội dung, nhân vật như theo con chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo, nếu là con thì sẽ làm gì trong tình huống này... Việc này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng và kỹ năng suy luận. Nhờ đó, trẻ sẽ học tốt ở trường, có khả năng tự học và đạt được nhiều thành công sau này.
Đọc sách có thể giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng và kỹ năng suy luận.
Không nên can thiệp quá nhiều vào suy nghĩ của trẻ
Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy con còn nhỏ nên lo toan mọi việc cho con nhưng điều này sẽ chỉ khiến não bộ của trẻ luôn trong trạng thái bị động.
Nếu tiếp tục lâu dài sẽ hình thành thói quen dựa dẫm, khó suy nghĩ lập và thiếu khả năng đưa ra quyết định và phán đoán.
Trên thực tế, cha mẹ không thể lúc nào cũng túc trực bên cạnh con cái để nhắc nhở mỗi ngày. Khi trẻ lớn dần, chúng sẽ có mong muốn có một không gian học tập và sinh hoạt riêng.
Do đó, việc cha mẹ trau cho trẻ quyền được vui chơi, suy nghĩ sẽ kích thích tư duy trẻ phát triển tốt hơn.
Cho trẻ đi nhiều nơi và quan sát nhiều hơn
Những chuyến đi rất có ích cho sự phát triển tư duy và trí thông minh của trẻ. Khi được đi nhiều nơi, trẻ sẽ có cơ hội quan sát, học hỏi và khám phá nhiều điều mới.
Đồng thời, cho trẻ đi nhiều nơi chính là cơ hội để con rèn luyện tính độc lập, thích nghi nhanh với môi trường mới, mở mang kiến thức về con người, xã hội, cuộc sống, trẻ sẽ phát triển tư duy, liên kết các vấn đề tốt và có tầm nhìn xa hơn. Nhờ vậy, trẻ cũng hình thành kỹ năng tư duy tốt hơn.
Cha mẹ hãy dành thời gian đưa con đi viện bảo tàng, sở thú và các địa điểm du lịch… Sau mỗi chuyến đi, cha mẹ hỏi lại con đã học được những gì, lắng nghe, chia sẻ cùng con và dạy con thêm về những kiến thức mới.
Qua đó, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, kỹ năng quan sát cũng như học thêm được nhiều điều mới về thế giới xung quanh.
Khi được đi nhiều nơi giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, kỹ năng quan sát cũng như học thêm được nhiều điều mới về thế giới xung quanh.
Nuôi dưỡng và phát triển sự sáng tạo của trẻ
Một đứa trẻ được coi là có trí sáng tạo khi trẻ bắt đầu từ sự tái tạo, bắt chước, mô phỏng… và thường không có tính chủ đích. Sự sáng tạo của trẻ em phụ thuộc nhiều vào xúc cảm, vào tình huống và thường kém bền vững.
Trẻ 3 tuổi đã có ý thức về bản thân mạnh mẽ, là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò, trí tưởng tượng bay bổng, khả năng liên tưởng mạnh.
Tính sáng tạo không chỉ là thiên bẩm mà còn có thể được rèn luyện, phát triển qua quá trình nuôi dưỡng từ thời thơ ấu. Cụ thể, phương pháp dạy con thông minh sáng tạo gồm các hoạt động liên quan đến văn học, âm nhạc, nghệ thuật từ nhỏ.
Cha mẹ có thể chuẩn bị các công cụ như giấy, màu vẽ, đất nặn... để con thỏa sức sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật theo cách riêng của mình.