Khi trẻ đến độ tuổi đi học, việc con học hành ra sao tại trường sẽ trở thành mối quan tâm bậc nhất của cha mẹ. Đặc biệt là khi trẻ càng nhỏ, đi học lần đầu thì phụ huynh càng lo lắng, liệu con có thích nghi được với cuộc sống nhà trẻ.
Bên cạnh đó còn có một nỗi lo khác khiến các bậc cha mẹ cũng không kém phần bận tâm, đó là độ tuổi của trẻ có đạt tiêu chuẩn tuyển sinh hay không? Bởi cha mẹ đều biết rằng nếu trẻ đi học sớm hay trễ một năm đều có thể ảnh hưởng đến cơ hội của các con sau này. Ở Việt Nam, độ tuổi vào lớp 1 của các trường tiểu học không quá khắt khe, hầu như quan tâm đến năm sinh mà ít trường hợp tính cụ thể tháng sinh của trẻ.
Tuy nhiên, ở một số nước khác trên thế giới, điển hình là Trung Quốc, yêu cầu về độ tuổi của trẻ vào lớp 1 phụ thuộc vào cả ngày, tháng sinh của trẻ. Ví dụ như năm nay, yêu cầu đầu vào của lớp một dành cho trẻ em sẽ lên 6 tuổi trước ngày 31 tháng 8 năm 2015. Tức là chỉ cần trẻ sinh sau ngày 31/8 một ngày thôi cũng sẽ phải chờ thêm một năm mới được đi học.
Độ tuổi đi học của trẻ được phân theo tháng sinh ở nhiều nước. (Ảnh minh họa)
Chị Zhao có con trai được sinh ra vào ngày 1 tháng 9 năm 2015, chỉ còn một ngày nữa sẽ đủ tuổi vào lớp 1 nhưng vì quy định của trường học, chị đành cho con vào lớp một muộn một năm. Bà mẹ trẻ rất lấy làm tức giận, cho rằng chỉ trễ một ngày mà con phải đi học trễ một năm sẽ làm ảnh hưởng tới nhiều vấn đề ở hiện tại và cả tương lai. Chị đã nói rằng biết thế đã sinh mổ sớm một ngày, để con vừa đủ tuổi nhập học.
Các thầy cô tại trường tiểu học đang làm công tác tuyển sinh thấy chị Zhao buồn bã liền giải thích lý do tại sao nhà trường lại có quy định này. Họ đã nói rằng em bé sinh vào tháng 9/2015 đi học lớp 1 vào năm sau không phải là một điều xấu. Ngược lại, cha mẹ có thể có một năm để đặt nền móng vững chắc cho bậc tiểu học của con và có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị cho con cái những hành trang trước khi đến lớp.
Khi đã có một nền tảng nhất định, trẻ vào trường đương nhiên sẽ thích nghi với việc học tập nhanh hơn, và vì lý do vào trường muộn hơn một năm nên về mọi mặt, trẻ sinh tháng 9 có năng lực và tư duy logic mạnh mẽ hơn những người bạn khác, vì vậy trẻ sẽ đặc biệt suôn sẻ trong việc học hành. Được an ủi như vậy, chị Zhao đột nhiên cảm thấy một năm sau cho con đi học cũng không đến nỗi nào.
Mặc dù giáo dục Việt Nam không quá khắt khe khi xét về tháng sinh đối với những trẻ bắt đầu nhập học, nhưng trên thực tế khi so về mức độ phát triển thì những trẻ sinh vào tháng cuối năm, đặc biệt là tháng 11,12 có thể sẽ gặp một phần bất lợi so với những bé sinh vào đầu năm khi bắt đầu đi học.
Vậy những đứa trẻ sinh vào tháng cuối năm sẽ gặp những bất lợi gì khi đi học?
Nhiều chuyên gia nhận định, so với trẻ sinh đầu năm thì những trẻ sinh vào tháng cuối năm, đặc biệt là tháng 11, 12 được đánh giá nhiều khả năng có thể gặp phải bất lợi hơn khi đi học.
Vì từ 0-7 tuổi là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển trí não của trẻ, nhiều quốc gia đã đưa ra tiêu chuẩn độ tuổi nhập học là 8 tuổi. Do đó, ở độ tuổi vào lớp 1 có thể sẽ có sẽ có sự chênh lệch về sự phát triển trí não ở một nức độ nào đó của trẻ theo từng tháng.
Ví dụ: Nếu lấy mốc học sinh bước vào lớp 1 là 8 tuổi, vậy khi tính theo tháng sinh những học sinh sinh vào cuối năm chỉ mới có 7 tuổi và việc trẻ học chung với các bạn đã tròn 8 tuổi cũng là sự thiệt thòi.Sự không đồng đều này dẫn đến việc trẻ sinh tháng cuối năm sẽ có thể chậm hơn các bạn sinh vào các tháng đầu năm.
Điển hình những trẻ sinh cuối năm có thể gặp một số bất lợi sau trong giai đoạn mới bắt đầu nhập học, cha mẹ có thể tham khảo nhằm giúp con phát triển tốt hơn.
Ở Việt Nam, những học sinh sinh vào tháng 1 và học sinh sinh vào tháng 12 học chung một lớp cho thấy nhiều sự khác biệt. (Ảnh minh họa)
Khả năng tự chăm sóc bản thân: So với khi ở nhà, trẻ được cha mẹ chăm sóc từng li từng tí một thì khi đi học, trẻ phải tự chăm sóc bản thân mình. Những kỹ năng này trẻ cần được tích lũy qua từng ngày, từng tháng một nên so với các trẻ lớn hơn, những em bé sinh vào các tháng cuối năm có thể sẽ thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc bản thân hơn.
Những việc đơn giản hơn như đánh răng, vệ sinh cá nhân, ăn uống, tự giác làm bài tập về nhà… nếu trẻ thiếu nhạy bén hơn thì sẽ không thể đạt được nhiều thuận lợi hơn trong quá trình học tập.
Trẻ lớn hơn sẽ nhạy bén hơn, thông minh hơn: Sự chênh lệch tuổi tác vài tháng có thể là nguyên nhân khiến một số bé sinh tháng cuối năm có mức độ phát triển trí não không nhạy bén bằng các bạn.
Vì vậy, khả năng ghi nhớ và hiểu biết kiến thức của những đứa trẻ này có khả năng kém hơn so với các bạn trong lớp. Tuy nhiên, nếu trẻ sinh cuối năm mà linh hoạt, nhanh nhẹn, trí nhớ tốt thì cha mẹ không cần quá lo lắng.
Thể chất của trẻ cũng có sự chênh lệch: Đặc biệt là đối với các bé trai, sự khác biệt về thể chất sẽ càng rõ ràng. Trẻ đang ở giai đoạn phát triển nhanh, những dấu hiệu về ngoại hình cũng vì thế mà khác biệt hẳn sau vài tháng đến một năm.
Do đó, ngoại hình của trẻ sinh cuối năm cũng có khả năng sẽ khác hơn so với các bé sinh đầu năm, nhất là về chiều cao, cân nặng, thể lực, là những đặc điểm có thể thấy sự chênh lệch giữa các bé.
Khả năng ngôn ngữ: Sự chênh lệch tuổi tác gần 1 năm khiến cho khả năng ngôn ngữ của các trẻ sinh vào cuối năm có thể chưa được phát triển hoàn thiện hơn so với các bạn khác trong lớp.
Các chuyên gia tâm lý lý giải về vấn đề này cho rằng nếu trẻ không được tạo cơ hội nói trong thời gian dài thì khả năng diễn đạt của trẻ sẽ bị trì trệ và tư duy của trẻ cũng bị ảnh hưởng.
Cha mẹ cần cân nhắc độ tuổi đi học của trẻ cho phù hợp. (Ảnh minh họa)
Trong khi ở trường, trẻ phải tuân thủ những nội quy của trường lớp, không được nói chuyện trong giờ học, chỉ được phát biểu khi cô giáo hỏi, việc tiếp nhận kiến thức chưa đến nơi đến chốn có thể khiến trẻ nảy sinh tâm lý e ngại, sợ hãi dẫn đến khó có thể tương tác với giáo viên một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, trên thực tế một tỉ lệ cao các bạn nhỏ sinh vào các tháng cuối năm sẽ gặp vấn đề này nhưng không phải là toàn bộ. Nếu trẻ sinh cuối năm mà linh hoạt, nhanh nhẹn, trí nhớ tốt, kỹ năng tốt, tiếp thu nhanh thì cha mẹ hoàn toàn không cần lo lắng.
Cha mẹ cần chuẩn bị gì cho con khi trẻ bước vào độ tuổi đi học?
Khi con chuẩn bị đi học luôn là nỗi lo lắng lớn của phụ huynh, vì đây là cột mốc đánh dấu bước trưởng thành khá quan trọng của trẻ. Quá trình phát triển ở mỗi trẻ là khác nhau nên việc một trẻ chậm hơn bạn bằng tuổi là chuyện bình thường.
Để giúp trẻ có thể kịp thời hòa nhập với môi trường mới, cha mẹ có thể chuẩn bị tốt cho con những điều cơ bản sau:
Xác định đúng độ tuổi trẻ nên đi học
Theo nhiều chuyên gia, cha mẹ không nên vội vàng nếu cảm thấy con mình quá non kém, không đáp ứng được khi vào lớp 1. Tốt nhất là nên chuẩn bị có bé một tin thần sẵn sàng, những kỹ năng cần thiết trước khi con bước vào độ tuổi đi học.
Thậm chí, cha mẹ cũng có thể đi học cho con đi học trễ 1 năm, trong thời gian đó có thể rèn kỹ năng sống cho con, trau dồi đạo đức, dạy con về trách nhiệm học tập.... thì sang năm, khi mức độ phát triển của con đã tốt hơn hẳn, trẻ sẽ theo lớp dễ dàng, điều này cũng thuận lợi hơn cho trẻ trong quá trình tiếp thu kiến thức, hòa nhập với bạn bè.
Chuẩn bị tâm lý cho trẻ
Trước ngày nhập học, cha mẹ nên cho trẻ xem phim về hình ảnh trường lớp, các hoạt động diễn ra trong trường để trẻ có sự hình dung chủ động, không rơi vào cảm giác bối rối với hiện thực ngày đầu tiên đến trường.
Nếu có thể, hãy cùng trẻ thực hiện 1 chuyến tham quan đến ngôi trường tương lai của trẻ. Dựa trên tâm thế đó, việc học của trẻ sẽ thuận hơn hơn vì trẻ thật sự hiểu rõ mình đến trường làm gì, thích và có trách nhiệm hơn trong việc học của mình.
Xây dựng thời quá biểu hợp lý cho trẻ
Hình thành thói quen giúp đảm bảo cho trẻ có một thời gian biểu khoa học, cân bằng giữa học tập, vui chơi và thư giãn nghỉ ngơi. Điều này cũng giúp trẻ khỏe mạnh hơn và dễ dàng hòa nhập với thời gian biểu tại trường.
Cha mẹ có thể bắt đầu tạo thói quen cho con trước hai tuần đi học từ những hoạt động đơn giản nhất như hướng dẫn con ngủ trưa đúng giờ, thông báo với ba mẹ, ông bà khi muốn đi vệ sinh.
Rèn kỹ năng cơ bản cho trẻ
Ngay từ khi 4-6 tuổi, cha mẹ hãy cho con tự làm các công việc trong sinh hoạt hàng ngày như ăn uống sạch sẽ (tự xúc ăn, cất dọn khay sau khi ăn, tự biết rót nước và uống khi khát, lấy vừa đủ nước và đổ nước thừa sau khi uống), tự vệ sinh cá nhân, biết rửa tay trước và sau khi ăn, biết sử dụng nhà vệ sinh.
Trang bị cho con kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi gặp người lạ, khi bị người khác tấn công, cách thoát hiểm khi có cháy, bị kẹt trong thang máy hay bỏ quên trên ôtô…
Chuẩn bị tốt những hành trang cho trẻ khi đi học là vô cùng quan trọng. (Ảnh minh họa)
Cùng trẻ chuẩn bị đồ dùng học tập
Quần áo, vật dụng cá nhân, đồ dùng học tập ... là những đồ vật trẻ cần mang theo khi gia nhập môi trường mới. Cha mẹ nên cùng với con liệt kê danh sách tất cả các món cần cho việc đến trường, trong lúc đó sẽ đặt câu hỏi hoặc giải thích cho trẻ vì sao món đồ ấy lại cần thiết.
Trẻ sẽ cảm thấy hào hứng với những món đồ mới tinh, thích thú với việc đến trường đồng thời có tinh thần trách nhiệm hơn về sau, có thể tự chuẩn bị đồ dùng học tập cho mình khi đến trường.
Hướng dẫn trẻ cách diễn đạt ý nghĩ của mình
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp gắn kết đứa trẻ với thầy cô, bạn bè. Trẻ phải diễn đạt cho người khác hiểu điều mình muốn, mình suy nghĩ như thế nào với cha mẹ trước bằng những câu hỏi con đang muốn gì, cảm thấy thế nào, biết lễ phép chào hỏi người lớn, nói câu đầy đủ.
Đặc biệt, khi trẻ ở độ tuổi 3-6 tuổi, năng lực ngôn ngữ có thể ở giai đoạn phát cảm, cha mẹ dạy trẻ kể chuyện để rèn luyện trí nhớ và sự tự tin cho trẻ.