Môi trường mẫu giáo là môi trường đầu tiên trẻ được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, cũng như là bước đệm để trẻ làm quen với cuộc sống tập thể bằng sự tự lập. Thế nhưng, tính tự lập không phải sinh ra mà có. Để con có sự thích nghi, việc cha mẹ hướng dẫn trẻ đúng cách cũng giúp con rèn luyện khả năng tự lập của mình.
Sau khi trẻ đi học mẫu giáo, trẻ có khả năng tự lập mạnh mẽ hơn, điều này sẽ giúp cuộc sống của trẻ ở trường mẫu giáo suôn sẻ hơn, trẻ tự lập sẽ được cô giáo yêu thích hơn. Rõ ràng, trẻ em không được sinh ra với những khả năng độc lập, điều này ở một mức độ nào đó cũng được hưởng lợi từ sự hướng dẫn đúng đắn của cha mẹ .
Có nhiều bậc cha mẹ thích bế con trên tay vì sợ con làm sai, nhưng thực tế, việc nuông chiều quá mức như vậy không có lợi cho việc trẻ thích nghi với cuộc sống tập thể ở trường mẫu giáo.
Những đứa trẻ được dạy tính tự lập từ sớm sẽ thích nghi với môi trường tập thể nhanh hơn. (Ảnh minh họa)
Câu chuyện của bà mẹ Trung Quốc dạy con tự lập đáng để học hỏi. An An là một người mẹ điển hình trong việc dạy con tự lập, trong lúc mang thai, chị đọc được một quyển sách nói rằng nếu mẹ quá cứng rắn, nghiêm khắc, đứa trẻ sẽ không đủ tính tự lập. Vậy nên, sau khi sinh, chị quyết định trở thành một bà mẹ “lười biếng”.
Sau khi con biết đi, An An không còn bế cậu nhóc thường xuyên nữa. Chị dạy bé cách mặc quần áo, cách đi vệ sinh, đến khoảng thời gian đi nhà trẻ, dù con trai quấy khóc nhưng chị không hề lo lắng.
Chị An An cho biết: “Con trai tôi về cơ bản có thể tự chăm sóc bản thân. Tôi tin rằng nó sẽ sớm thích nghi với môi trường mới!"
Đa số những trẻ có khả năng tự lập thường lớn lên trong môi trường gia đình thế nào?
Nhiều nghiên cứu cho thấy, phương pháp giáo dục của cha mẹ và môi trường sống tác động rất lớn trong việc hình thành tính cách của trẻ. Và cách mà cha mẹ dạy con tự lập cũng không ngoại lệ.
Trẻ sẽ học được tính tự lập tốt hơn khi sống trong gia đình mà cha mẹ “chịu buông”, cho trẻ nhiều không gian để vận động, trẻ sẽ tích luỹ được kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng sống. Dù biết rằng đối với trẻ sơ sinh, khả năng tự chăm sóc bản thân còn hạn chế, nhưng cha mẹ nên kiên nhẫn tập cùng con càng sớm càng tốt.
Việc cha mẹ dành cho con sự yêu thương quá mức sẽ vô tình khiến con học được tính ỷ lại, cha mẹ nên buông lỏng thời gian chăm sóc, để trẻ tự do phát triển mới có thể thấy được sự trưởng thành và thay đổi của con.
Cha mẹ cho trẻ nhiều không gian để vận động, trẻ sẽ tích luỹ được kinh nghiệm và nâng cao kỹ năng sống.
Đồng thời, việc cha mẹ dành cho con sự yêu thương tỉ mỉ là bản năng, nhưng nếu cha mẹ biết cách “lười biếng” khôn ngoan sẽ tạo cơ hội tác động tích cực đến trẻ.
Ngoài ra, nếu cha mẹ thường xuyên khen thưởng, trẻ sẽ trở nên tự tin và dễ hình thành tính cách lạc quan, tích cực hơn.
Trên thực tế, trẻ đã có nhận thức về bản thân khi được khoảng 3 tuổi và ngày càng được nâng cao hơn. Nếu cha mẹ động viên, khuyến khích và công nhận thành quả của con, trẻ sẽ có động lực, yêu thích cảm giác hoàn thành một nhiệm vụ nào đó, các kỹ năng của trẻ cũng sẽ hoàn thiện nhanh hơn.
Cha mẹ làm thế nào để dạy con tính tự lập?
Theo các chuyên gia tâm lý, tính tự lập ở trẻ không phải bẩm sinh, nó chủ yếu được hình thành từ sự giáo dục của cha mẹ.
Cha mẹ phải có sự kiên nhẫn nhất định khi rèn luyện tính tự lập cho con cái, suy cho cùng khả năng của trẻ rất hạn chế, trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ trẻ sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
Nếu cha mẹ có thể cho con mình nhiều cơ hội hơn để thử và sai, sự trưởng thành và tự tin của trẻ sẽ ngày một lớn, mọi nỗ lực của trẻ đều đồng nghĩa với việc trẻ đã tiến thêm một bước dài.
Khi nuôi dưỡng tính độc lập của trẻ, cha mẹ cần đặt ra những mục tiêu hợp lý. Nếu kỳ vọng mà cha mẹ đặt ra quá cao và vượt xa khả năng của trẻ, thì trẻ sẽ cảm thấy thất vọng và không muốn tiếp tục hợp tác với cha mẹ.
Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ cũng nên cho con nhiều cơ hội thực hành hơn để giúp trẻ có nhiều trải nghiệm.
Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ cũng nên cho con nhiều cơ hội thực hành hơn. Mặc dù việc cha mẹ tự tay làm sẽ nhanh, mức độ hoàn thiện cũng cao hơn, nhưng thực tế, cha mẹ không thể giúp con trưởng thành nếu không khuyến khích trẻ tự làm, tạo không gian tự lập cho trẻ.
Sau khi trẻ đi học mẫu giáo, đối mặt với môi trường mới, nếu trẻ có khả năng tự chăm sóc bản thân và tính độc lập cao, trẻ sẽ trở nên tự tin và hoạt bát, năng động hơn.