Nước là một trong những thành phần cơ bản của sự sống. Nước có khả năng cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể. Vì vậy, nhiều người cho rằng nên cho trẻ sơ sinh uống nước càng nhiều để trẻ có để giúp trẻ tiêu hóa tốt.
Vậy có nên cho trẻ sơ sinh uống nước hay không? Theo quan điểm khoa học câu trả lời là "không", cha mẹ không cần cho trẻ sơ sinh uống nước trong 6 tháng đầu.
Trẻ sơ sinh có cần uống nước không?
Trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ thì không cần phải cho uống nước. Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ cũng đã đưa lời khuyên về vấn đề này, đối với trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu, ngoại trừ sữa mẹ và sữa công thức, không nên cho trẻ uống các chất lỏng khác, kể cả nước .
Và chúng ta cũng cần biết rằng, có đến 80% lượng nước trong sữa mẹ do đó đã có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu nước của trẻ sơ sinh. Đối với sữa công thức, để pha loại sữa này cần một hàm lượng nước tương ứng hòa trộn vào, vì vậy cũng có thể đáp ứng nhu cầu về nước của trẻ.
Tuy nhiên, vì thành phần dinh dưỡng của sữa bột công thức cao hơn sữa mẹ nên giữa các cữ bú có thể cho bé uống một ít nước, nhưng không được nhiều quá. Ngoài ra, sau khi trẻ chào đời, ngụm chất lỏng đầu tiên được uống nên là sữa mẹ, điều này sẽ giúp tạo môi trường tiêu hóa tốt hơn cho trẻ.
Nếu trẻ uống nước quá nhiều sẽ vô tình gây sức ép lên thận.
Sẽ thế nào nếu cho trẻ sơ sinh uống quá nhiều nước?
Nếu trẻ uống nước quá nhiều, sẽ gây ra những ảnh hưởng sau:
Gây gánh nặng cho thận
Sau khi trẻ mới sinh ra đời, các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện, đặc biệt là chức năng thận, chúng cần một thời gian dài phát triển. Nếu sau khi sinh, trẻ uống quá nhiều nước sẽ làm tăng gánh nặng cho thận của trẻ .
Vì vậy, khi pha sữa bột cho con, mẹ cũng cần lưu ý không cho quá nhiều nước làm loãng sữa, phải ủ bột theo đúng tỷ lệ. Nếu cho một lượng lớn nước vào sữa bột không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa mà còn tăng gánh nặng cho dạ dày và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ .
Gây ngộ độc nước
Một số trẻ sơ sinh nhiễm độc nước do lượng nước vượt quá chức năng chuyển hóa của thận.
Trong số các bệnh mà trẻ sơ sinh mắc phải thì ngộ độ nước là điều cha mẹ cần đặc biệt quan tâm, bởi một số bậc cha mẹ chưa có quan niệm nuôi dạy con khoa học, sẽ cho trẻ uống nước nhiều vì nghĩ uống càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, điều này sẽ vượt quá chức năng chuyển hóa thận của trẻ, gây ra ngộ độc nước cho trẻ sơ sinh ở trẻ em.
Điều này được hiểu rằng hầu hết các địa phương, nếu trẻ được nuôi dưỡng với những phương pháp cổ hũ sẽ gây ra sự ảnh hưởng cho sự phát triển thể chất của trẻ.
Trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ thì không cần phải cho uống nước.
Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé
Dung tích dạ dày của trẻ rất nhỏ, nếu thường xuyên cho trẻ uống nước, trẻ sẽ dễ no, tức là ở mỗi cữ bú, hàm lượng sữa sẽ ít đi, dẫn đến cơ thể trẻ không đủ dinh dưỡng, làm chậm sự phát triển thể chất của trẻ.
Ngoài ảnh hưởng này, trẻ thường xuyên uống nước, không uống nhiều sữa như trước cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa của mẹ. Để sữa mẹ tiết ra nhiều hơn, cần cho trẻ bú liên tục để kích thích tiết sữa.
3 điều mẹ cần lưu ý khi cho bé uống nước
Để giúp trẻ bổ sung đủ lượng nước đúng cách, mẹ cần lưu ý 3 điều sau khi cho bé uống nước.
Có thể cho trẻ uống nước giữa các bữa ăn
Trước khi trẻ được sáu tháng tuổi, cha mẹ không nên cho trẻ uống nước, nhưng khi trẻ đến tuổi bổ sung các chất dinh dưỡng bằng thức ăn, cha mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước. Vì lúc này ngoài sữa mẹ, bé cũng sẽ ăn dặm thêm các loại thức ăn khác.
Giữa các bữa ăn, cha mẹ có thể cho trẻ uống một chút nước, giúp hỗ trợ tiêu hóa và làm sạch miệng cho trẻ. Lúc này, ruột và dạ dày của bé có thể tiêu hóa nước, không còn tạo gánh nặng cho thận của bé.
Cho trẻ uống đủ lượng nước
Vào mùa hè, bé thường xuyên hoạt động và ra mồ hôi trộm. Mỗi khi đổ mồ hôi sẽ làm tiêu hao lượng nước trong cơ thể, vì vậy cha mẹ nên bổ sung nước cho trẻ đúng cách và đủ liều lượng.
Không nên cho trẻ uống quá nhiều nước sau khi trẻ ra mồ hôi, chỉ cần vài ngụm là đủ. Không chỉ vậy, vào mùa đông, mẹ cũng nên lưu ý lượng nước cho bé, khi bé ốm cha mẹ cũng có thể cho bé uống thêm nước để giúp cho quá trình trao đổi chất của bé diễn ra sớm nhất.
Mẹ nên cho trẻ uống vừa đủ lượng nước, không nên uống quá nhiều.
Nếu bé khó đại tiện, nước là giải pháp
Đôi khi bé đi đại tiện khó khăn, phân kéo ra rất khô và cứng, nghĩa là cơ thể trẻ bị mất nước. Vậy nên, cha mẹ nên cho trẻ uống nước kịp thời.
Và bố mẹ cũng có thể đánh giá lượng nước trong cơ thể bé có giảm hay không bằng cách phán đoán xem môi bé có khô không và nước tiểu có màu vàng không. Nếu bạn thấy trẻ có những biểu hiện như trên thì có nghĩa là cơ thể trẻ đang thiếu nước.