Trẻ từ sơ sinh đến 1 tuổi có 8 mốc phát triển não nhảy vọt

Thông qua nghiên cứu, các nhà tâm lý học Hà Lan phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh trong vòng một tuổi có 8 bước nhảy vọt về phát triển trí tuệ.

Có thể nhiều bậc cha mẹ chưa biết rằng năm đầu đời của trẻ là giai đoạn não bộ phát triển nhanh nhất, trọng lượng não bộ ngày càng tăng nhanh. Não của trẻ sơ sinh chỉ nặng 350-400 gram, nhưng nhanh chóng tăng lên khoảng 700-800 gram trong nửa năm sau khi sinh.

Thông qua nghiên cứu, các nhà tâm lý học Hà Lan cũng phát hiện ra rằng trẻ sơ sinh trong vòng một tuổi có 8 bước nhảy vọt về phát triển trí tuệ.

Những em bé đang trong giai đoạn nhảy vọt về trí tuệ sẽ có những phản ứng, biểu hiện khác nhau. Nếu cha mẹ chú ý có thể nhận thức được giai đoạn đặc biệt này, nắm bắt cơ hội để vàng để trẻ dễ dàng phát triển có lợi hơn.

Tuần thứ 5 sau sinh: Chức năng giác quan được cải thiện đáng kể

Trẻ từ sơ sinh đến 1 tuổi có 8 mốc phát triển não nhảy vọt - 3

Tuần thứ 8 sau sinh: Tăng cảm giác sợ hãi

Trẻ từ sơ sinh đến 1 tuổi có 8 mốc phát triển não nhảy vọt - 4

Trẻ từ 12 tuần sau sinh: Biết khám phá các chuyển động

Trẻ từ sơ sinh đến 1 tuổi có 8 mốc phát triển não nhảy vọt - 5

Trẻ 19 tuần tuổi: Có thể tự tay cầm lấy mọi thứ

Trẻ từ sơ sinh đến 1 tuổi có 8 mốc phát triển não nhảy vọt - 6

Trẻ 26 tuần tuổi: Tò mò mối liên hệ giữa mọi thứ

Trẻ từ sơ sinh đến 1 tuổi có 8 mốc phát triển não nhảy vọt - 7

Trẻ 37 tuần tuổi: Học cách phân biệt đồ vật

Trẻ từ sơ sinh đến 1 tuổi có 8 mốc phát triển não nhảy vọt - 8

Trẻ 46 tuần tuổi: Biết phân biệt mọi thứ theo thứ tự

Trẻ từ sơ sinh đến 1 tuổi có 8 mốc phát triển não nhảy vọt - 9

Trẻ 55 tuần tuổi: Biết cách thể hiện mong muốn của mình

Trẻ từ sơ sinh đến 1 tuổi có 8 mốc phát triển não nhảy vọt - 10

Để nắm bắt được giai đoạn phát triển trí tuệ nhảy vọt của trẻ, cha mẹ cần tuân thủ 5 điểm sau:

Cho trẻ bú sữa mẹ: Sữa mẹ rất giàu chất dinh dưỡng và là thức ăn không thể thay thế, giúp terbổ sung đủ năng lượng để tăng trưởng. 

Quan trọng hơn, quá trình cho con bú trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu thương của mẹ một cách mạnh mẽ, sẽ loại bỏ rất nhiều cảm giác sợ hãi, cảm thấy thoải mái, yên tâm hơn và khỏe mạnh lớn lên.

Thường xuyên chạm vào trẻ: Lợi ích của xúc giác thể hiện rõ ràng trong giai đoạn phát triển các giác quan quan trọng của trẻ. 

Việc chạm vào không chỉ có thể giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất của trẻ, giảm phản ứng căng thẳng của trẻ với các kích thích, giảm lo lắng cho trẻ mà còn thúc đẩy giấc ngủ và khả năng tự nhận thức của trẻ một cách hiệu quả.

Cho bé nghe nhạc: Mỗi em bé đều là một nhạc sĩ và có những bài hát yêu thích của riêng mình. Âm nhạc không chỉ nuôi dưỡng cảm xúc mà còn rất tốt cho sự phát triển trí thông minh của trẻ. Nhưng cha mẹ cần chú ý tiết tấu âm nhạc cho bé không quá nhanh, bài hát không dài quá, âm thanh không lớn quá.

Thường xuyên đưa trẻ ra ngoài: Khi ter lớn lên, ở nhà không phải là một lựa chọn tốt. Trẻ sơ sinh cần được nhìn thế giới bên ngoài tuyệt vời, chấp nhận sự kích thích giác quan của ánh sáng mặt trời và làn gió, hít thở không khí trong lành hơn, nhìn những người và vật khác nhau, điều này rất có lợi để cải thiện khả năng miễn dịch của trẻ.

Chơi với trẻ nhiều hơn: Việc chơi với trẻ nhiều hơn có thể biết được sự tiến bộ của bé mỗi ngày một chút, và hình thành sự tương tác tốt với con, điều này có thể phát huy vai trò lớn nhất và phát triển tính cách tốt của trẻ về sau.

Nhiều phụ huynh đã thử các phương pháp khác nhau nhưng đôi khi vẫn cảm thấy khó khăn trong việc nuôi dưỡng con con.

Thực tế, chỉ cần cha mẹ có thể nắm bắt một cách khoa học các quy luật phát triển của trẻ, chẳng hạn như hiểu và nắm vững 8 giai đoạn phát triển trí tuệ của trẻ, hiểu trẻ nghĩ gì và muốn làm gì, thì sẽ có thể giao tiếp với trẻ và tăng sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái hơn.

Không chỉ có canxi, trẻ thiếu chất này cũng bị đánh cắp chiều cao và trí tuệ
Theo Hạ Mây Dịch từ: Sohu (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)