Tết: Cha mẹ ‘than trời’ vì con ăn uống chưa đủ chất, bác sĩ ‘cứu net’ kịp thời!

Mới 28 Tết, nhiều cha mẹ đã đăng đàn than thở chuyện con ăn uống tùy ý đến mức làm stress cả gia đình. Bác sĩ Dư Minh Trí đã có những tư vấn dinh dưỡng kịp thời để trẻ khỏe mạnh vững vàng trọn mùa lễ.

Bác sĩ CKII Dư Minh Trí - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM vừa có những chia sẻ với các phụ huynh về câu chuyện “ăn uống lệch chuẩn” năm nào cũng xảy ra, nhiều bậc cha mẹ đã trải qua cả chục mùa Tết song vẫn chưa tìm ra được đáp án và chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con những ngày này.

Tết: Cha mẹ ‘than trời’ vì con ăn uống chưa đủ chất, bác sĩ ‘cứu net’ kịp thời! - 1

Hiểu con đủ nhiều để phản ứng ‘đủ đúng đắn’

Tết là thời điểm mẹ chuẩn bị ê hề thực phẩm cho gia đình, trẻ cũng bị “quá tải” trước vô vàn món ngon do chưa thể tự chủ và chưa biết cách chọn lựa. Thông thường, trẻ sẽ ưu tiên những món “ngon mà ít bổ” như bánh kẹo, mứt, bánh chưng, jambong, gà rán, nước ngọt… mà bỏ qua rau xanh, củ quả. Bác sĩ Trí cho biết, bữa ăn như vậy rất mất cân bằng, thừa quá nhiều tinh bột và đường, song lại thiếu hụt lớn vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Cách ứng phó của các phụ huynh hiện rất khác nhau. Nhiều mẹ xuề xòa mặc con thỏa sức ăn theo ý muốn, bởi quan niệm “tháng Giêng là tháng ăn chơi” và năm mới tránh cãi vã mắng mỏ. Hệ quả là trẻ đối mặt với các chứng rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu trong Tết; thiếu hụt dinh dưỡng và giảm sức đề kháng sau Tết. Không ít mẹ lại chọn nổi giận cấm đoán con, không được ăn cái này, buộc phải ăn cái kia, trong khi cả gia đình vẫn tụ tập ăn uống thoải mái với mâm cơm nhiều đạm, ít rau xanh.

Trước khi cân nhắc xem nên phản ứng thế nào, bác sĩ Trí tư vấn cha mẹ cần hiểu ngọn ngành về chứng “biếng ăn chọn lọc” ở trẻ. Khi biếng ăn chọn lọc, trẻ ăn theo sở thích, dù món đó không đảm bảo dinh dưỡng. Cha mẹ cần hiểu đây là quá trình phát triển bình thường trong nhận thức của trẻ. Nguyên nhân rất đa dạng, có thể đến từ bệnh lý đường ruột không hấp thu được đồ ăn này, dị ứng đồ ăn nọ, dẫn đến biếng ăn các món đó.

Nguyên nhân phổ biến hơn cả đến từ tâm lý. Trẻ ăn thịt dắt răng rồi không thích, mẹ thấy con ăn thịt cứ ngậm hoài nên cũng ít chế biến món đó đi. Cùng với đó là giai đoạn hình thành khẩu vị riêng và “cái tôi” yêu ghét, không muốn ăn theo khẩu vị người khác. Tuy nhiên, năng lực ngôn ngữ lại không phát triển kịp với tâm lý và vị giác, trẻ khó thể hiện được ước muốn nêm thêm cái này, nấu theo kiểu kia… để tận hưởng bữa ăn vừa bổ dưỡng lại vừa ngon miệng.

Làm gì khi con chỉ thích món ‘ngon mà ít bổ’?

Trẻ có xu hướng xác định công bằng trong mối quan hệ, nếu mẹ cứ ép ăn thì con sẽ phản ứng tiêu cực theo 3 cách: không hợp tác, giả vờ hợp tác, hoặc hợp tác để trở thành đứa trẻ “cam chịu”. Do đó, mẹ nên lắng nghe để thấu hiểu con và tìm cách đối thoại. Bác sĩ khuyên mẹ nên thực hiện “2 Không”: Không thỏa hiệp với sở thích ăn vặt của trẻ; Không bắt ép trẻ mà chẳng giải thích lời nào. Thay vào đó, hãy làm “2 Có”: Có giải thích cặn kẽ ăn kẹo nhiều sẽ sâu răng, ít rau sẽ táo bón, bệnh sẽ không được đi chơi…; Có ăn uống lành mạnh làm gương cho con.

Trẻ có thể ăn chút đồ ngọt để tận hưởng hương vị Tết, song không quá một vốc nắm tay của trẻ mỗi ngày, nhiều hơn sẽ khiến con giảm lượng ăn bữa chính. Ngoài ra, trẻ theo cha mẹ đi coi pháo bông hay chúc Tết, cũng cần ăn đúng giờ để men tiêu hóa tiết ra đầy đủ nhất. Cha mẹ cẩn thận thì nên tránh cho con ăn đồ cúng trưng lâu 2-3 tiếng, đồ ăn cũ thừa, bánh chưng mốc…

Bữa ăn của trẻ nên cân đối 15% chất đạm, 25% chất béo, 55% tinh bột, nhiều vitamin và khoáng chất. Nếu mẹ quá bận bịu đến nỗi không đủ thời gian chuẩn bị cho trẻ bữa ăn khoa học dịp Tết, bác sĩ Minh Trí khuyên tốt nhất nên bổ sung 180-200ml sữa tươi sau mỗi bữa ăn, đặc biệt là bữa sáng hoặc bữa phụ. Tổng mỗi ngày, trẻ có thể uống 500-600ml sữa.

Cơ thể trẻ là “cơ thể đang lớn”, cần năng lượng và dinh dưỡng, canxi và khoáng chất… để đáp ứng nhu cầu tăng 5-6cm mỗi năm ở bậc tiểu học cho đến 10cm mỗi năm ở tuổi dậy thì. Ở góc độ dinh dưỡng y khoa, sữa là thực phẩm rất dồi dào canxi thể dễ hấp thu, vitamin D làm cầu dẫn đưa canxi vào khung xương, đạm casein giúp tăng hấp thu khoáng chất, đạm whey chuyển hóa thành các acid amin, phốt pho, kali và vitamin B… rất cần thiết cho cơ thể.

Tết: Cha mẹ ‘than trời’ vì con ăn uống chưa đủ chất, bác sĩ ‘cứu net’ kịp thời! - 2

Sữa là món quà của thiên nhiên, tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn, song cha mẹ nên lưu ý chọn sữa chất lượng từ thương hiệu uy tín, có quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt từ đồng cỏ đến ly sữa theo tiêu chuẩn quốc tế. Ở góc độ chuyên môn, bác sĩ Trí quan tâm nhất đến tổng tạp trùng trong sữa phải dưới 3.000.000 CFU/ml đạt quy chuẩn, càng thấp thì càng an toàn.

Sữa tươi Cô Gái Hà Lan khống chế chỉ số tổng tạp trùng chỉ 260.000 CFU/ml được xem là an toàn vượt chuẩn 11 lần. Ngoài ra, sữa tươi Cô Gái Hà Lan còn bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu (canxi, phốt pho, vitamin A, B2, B12, D...) và giảm đến 45% lượng đường, giảm muối và giảm chất béo bão hòa giúp trẻ nạp nguồn dinh dưỡng tốt lành mùa Tết.

Tết: Cha mẹ ‘than trời’ vì con ăn uống chưa đủ chất, bác sĩ ‘cứu net’ kịp thời! - 3

Sữa Cô Gái Hà Lan là sản phẩm chất lượng cao thuộc tập đoàn FrieslandCampina – Top 3 tập đoàn dinh dưỡng và thực phẩm lớn nhất thế giới với triết lý "Nuôi dưỡng từ thiên nhiên". Trong suốt 25 năm phát triển cùng Việt Nam, đến nay mỗi ngày Cô Gái Hà Lan cung cấp 4 triệu đơn vị sữa chất lượng cao, an toàn, thuần khiết và dinh dưỡng cân bằng góp phần xây dựng một cuộc sống khỏe mạnh đầy sức sống.

(thoidaiplus.suckhoedoisong.vn).