Trong quá trình giáo dục con cái, bố mẹ đều mong muốn con cái sau này lớn lên sẽ nổi bật, để sau này được hưởng hạnh phúc, nhưng hầu hết các bậc cha mẹ đã rơi vào tình trạng hiểu lầm rằng con nên học càng nhiều càng tốt từ nhỏ. Thực tế, đối với trẻ em, việc phát triển các thói quen tốt quan trọng hơn điểm số.
Bố mẹ được xem là người thầy đầu tiên của con cái, nhưng hiện nay nhiều bậc phụ huynh vì bận rộn với công việc mà vô tình bỏ qua việc gắn kết với con, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và ảnh hưởng lớn đến tương lai của trẻ sau này.
Ở bất kỳ lứa tuổi nào, giao tiếp vẫn luôn là cách kéo con người lại gần nhau hơn, vậy nên bố mẹ cũng cần chủ động trò chuyện với các con, và thời điểm tốt nhất được gợi ý là trước khi đi ngủ.
Giao tiếp cũng cần có kỹ thuật và sau đây chính là những điều bố mẹ nên nói với con trong thời gian trước khi đi ngủ, hỏi chúng về một ngày thú vị vừa trôi qua đồng thời cũng không quên thể hiện sự động viên, ủng hộ dành cho chúng
Bố mẹ thường xuyên nói hỏi con những câu này con trước khi ngủ, sẽ cải thiện mối quan hệ gia đình, giải tỏa cảm xúc cho trẻ và nâng cao khả năng giao tiếp.
"Hôm nay con đã học được gì ở trường?"
Giống như người lớn sau giờ làm cũng không muốn người bên cạnh mải nói về công việc. Vậy nên hãy hỏi con về những chuyện khác xảy ra trong ngày ở trường học, quá trình con gặp gỡ bạn bè, khi đó trẻ sẽ hào hứng mà trải lòng với bố mẹ.
Thông qua việc hỏi "Hôm nay con đã học được gì ở trường?" có thể giúp bố mẹ hiểu được phần nào kiến thức, tình hình học tập của con ở trường.
Trong lúc con nói, bố mẹ chỉ nên im lặng lắng nghe, tránh chen ngang và cứ để chúng kể hết câu chuyện. Sau đó, nhiệm vụ của bố mẹ là cùng trẻ phân tích tình hình.
Đối với những chuyện vui, bố mẹ chỉ cần hưởng ứng theo trẻ, với chuyện buồn thì tìm cách giải thích, giúp trẻ nhanh chóng vượt qua. Giao tiếp không chỉ giúp bố mẹ hiểu thêm về con cái mà còn giúp mối quan hệ hai bên thêm khăng khít.
"Điều gì đã xảy ra hôm nay làm cho con ấn tượng nhất?"
Sau khi trẻ lên 3 tuổi, trẻ sẽ phát triển nhận thức về bản thân, lúc này trẻ đã có khả năng diễn đạt ngôn ngữ tương đối hoàn thiện, hàng ngày sẽ gặp nhiều việc khác nhau, thời điểm này mẹ hãy khơi gợi con kể về những điều mà mình ấn tưởng nhất trong ngày.
Trong quá trình đó, chúng ta có thể để trẻ nhớ lại những gì đã xảy ra ngày hôm đó, và thúc đẩy khả năng diễn đạt ngôn ngữ, rèn luyện trí nhớ của trẻ tốt hơn.
Hằng ngày, trẻ đã trải qua khoảng thời gian dài học tập và vui chơi với các bạn cùng trang lứa, có những điều khiến trẻ thực sự cảm thấy vui và hạnh phúc và muốn chia sẻ với bố mẹ.
Tuy nhiên, trẻ sẽ không tự kể với bố mẹ không gợi mở bằng những câu hỏi. Chính vì vậy, hãy hỏi trẻ về "Điều gì đã xảy ra hôm nay làm cho con ấn tượng nhất?" Bố mẹ sẽ dễ dàng nhận được câu trả lời và mở lòng từ con mình.
"Con có cần bố mẹ giúp đỡ bất cứ điều gì không?"
Thời gian trẻ ở trường hàng ngày lâu hơn rất nhiều so với ở nhà, nhiều khi trẻ trở về nhà cũng không kể lại những gì đã xảy ra, và lúc này bố mẹ cần tìm hiểu những gì đã xảy ra với con.
Lúc này bố mẹ có thể hỏi trẻ xem trẻ có cần giúp đỡ không, để trẻ nói rõ hơn tâm tư của mình, nếu gặp khó khăn bố mẹ có thể chủ động trao đổi kịp thời với cô giáo và tìm ra phương pháp phù hợp,
Đôi khi, trẻ gặp khó khăn vì một bài toán khó, hoặc điểm số không cao, bạn hãy lắng nghe bé chia sẻ, từ đó đưa ra vài động viên, lời khuyên hữu ích.
Một câu hỏi ngắn gọn nhưng giúp bố mẹ bày tỏ tình yêu thương và khiến trẻ có cảm giác an toàn, ấm áp. Bố mẹ hãy để con hiểu rằng, dù gặp bất cứ khó khăn nào, gia đình luôn đồng hành, giúp trẻ vượt qua thử thách.
Đồng thời, câu hỏi này có thể giúp trẻ giải tỏa những lo lắng, sợ hãi hay các cung bậc cảm xúc mà trẻ chưa thể hiểu hết.
Con có bí mật gì muốn kể với bố mẹ không?
Ngày nay, hầu hết các bậc phụ huynh luôn quan tâm đến điểm số của con em mình, nhưng trí tuệ cảm xúc cũng rất quan trọng, chẳng hạn như quản lý cảm xúc, kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân, tính cách,...
Nhiều bố mẹ thắc mắc vì sao trẻ ít tâm sự, ít tiết lộ bí mật của bản thân. Thực tế, nguyên nhân nằm ở chỗ phụ huynh chưa có cách tiếp cận đúng để trẻ mở lòng.
Bố mẹ có thể bắt đầu bằng việc trao đổi bí mật, ví dụ kể cho con nghe những điều đáng nhớ hồi đi học, những khoảnh khắc xấu hổ hồi bé.
Khi được nghe bố mẹ tâm sự, trẻ sẽ dần mở lòng và tự tin nói những điều chưa từng tiết lộ. Làm bạn với con không phải quá khó, quan trọng là bạn nên để trẻ cảm nhận được sự tôn trọng, bình đẳng trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.