Vợ mang thai chồng làm giúp 4 việc này, xin chúc mừng bạn không cưới nhầm người!

Sự quan tâm, hỗ trợ của chồng trong thời gian vợ mang bầu sẽ giúp cô ấy cảm thấy thai kỳ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

9 tháng mang thai, người phụ nữ sẽ phải đối mặt với rất nhiều thay đổi trong cơ thể khiến họ mệt mỏi, đau đớn, khó chịu... Vì vậy, người chồng nên hiểu được những khó khăn này để cùng chia sẻ, giúp đỡ, yêu thương vợ nhiều hơn. 

Việc chia sẻ với vợ không chỉ ở lời hỏi thăm, lời yêu thương mà cần biến thành hành động sẽ giúp vợ cảm thấy thai kỳ nhẹ nhàng hơn vì luôn có người chồng đồng hành bên cạnh. Và nếu bạn đang mang bầu mà được anh xã làm những việc này giúp thì xin chúc mừng vì bạn có một người chồng tuyệt vời, rất biết quan tâm và chăm sóc vợ bầu đấy!

Nấu ăn

vo mang thai chong lam giup 4 viec nay, xin chuc mung ban khong cuoi nham nguoi! - 1

Khi mang thai, mẹ bầu nên hạn chế vào bếp, tốt nhất là các mẹ không nên vào bếp, và nhường việc nấu nướng cho chồng. Bởi vì trong quá trình nấu nướng có nhiều khói, nếu mẹ bầu nhạy cảm với các loại mùi trong giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ có thể bị buồn nôn và ói mửa.

Ngoài ra, mẹ bầu có dễ bị ngã vì trơn trượt vết nước trên sàn nhà hoặc đau nhức vì đứng bếp quá lâu. Do đó để bảo vệ sức khỏe cho người mẹ và đứa bé, chồng nấu ăn cho vợ bầu là việc nên làm.

Làm việc nhà

vo mang thai chong lam giup 4 viec nay, xin chuc mung ban khong cuoi nham nguoi! - 3

Ngoài nấu ăn còn một số công việc nhà khác như giặt quần áo, lau sàn nhà, bê vác vật nặng,... cũng không phù hợp đối với người mẹ mang thai. Bởi vì một số hóa chất tẩy rửa có thể gây hại cho cơ thể, một khi mẹ bầu tiếp xúc trực tiếp với các chất này khi giặt giũ hoặc lau sàn nhà, thai nhi dễ bị kích thích. Ngoài ra, khi lau sàn, giặt giũ cũng dễ gây áp lực cho phần bụng, nó có thể gián tiếp gây hại cho thai nhi. Vì vậy, thương mẹ thương con thì bố giúp mẹ việc nhà.

Gội đầu giúp vợ

vo mang thai chong lam giup 4 viec nay, xin chuc mung ban khong cuoi nham nguoi! - 4

Thai nhi lớn dần trong bụng mẹ mỗi ngày sẽ gây bất tiện cho mẹ khi cúi xuống. Người mẹ cũng lo lắng gây áp lực cho thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng cuối khi chiếc bụng càng trở nên to hơn. Nếu mẹ khó khăn cúi xuống cũng như sợ ảnh hưởng đến em bé, mẹ đừng nên là người tự gội đầu. Vấn đề này, chồng nên giúp mẹ. Khi đó, mẹ có thể nằm ở tư thế thoải mái không tổn thương đến em bé trong bụng.

Nếu không có chồng giúp đỡ, tốt hơn hết mẹ bầu nên ra tiệm gội đầu để không phải tự mình gội, dễ gây áp lực lên bụng bầu. 

Đưa vợ đi khám thai

vo mang thai chong lam giup 4 viec nay, xin chuc mung ban khong cuoi nham nguoi! - 5

Mỗi khi ra ngoài với chiếc bụng bầu, mẹ đều cảm thấy bất tiện.Trong trường hợp có tình huống chẳng may xảy ra, nếu có ai đó đi cùng sẽ có thể giúp mẹ giải quyết. Việc chồng đưa vợ đi khám thai cần thiết là vì vậy. Thêm nữa, người chồng có thể biết được tình hình phát triển của thai nhi ngay lần đầu kiểm tra để mình có thể thoải mái. Đồng thời, người chồng có thể hiểu thêm về tình trạng sức khỏe cũng như những khó khăn mà người vợ đang phải trải qua. Từ đó, chồng có thể về để quan tâm va san sẻ nhiều hơn để giúp vợ bớt áp lực trong thời gian bầu bí.

Thai nhi cảm thấy thế nào khi bố mẹ làm chuyện ấy? Và đây là câu trả lời!
Đam San (Theo QQ) (Phụ Nữ Việt Nam)