Gần đây, mạng xã hội Trung Quốc chia sẻ 1 câu chuyện về “tô mì độc" như sau: Bà Trương năm nay 58 tuổi, 2 vợ chồng con gái đều phải làm việc bận rộn nên bà từ quê lên thành phố để giúp con chăm sóc và đưa đón cháu đi học. Như thường lệ, hôm ấy bà Trương đón cháu trai là bé Lê đi học về vào lúc 16 giờ 30 phút chiều.
Trên đường về nhà, Lê nói đói bụng và muốn ăn, bà Trương thuyết phục cháu về nhà sẽ cho ăn nhưng cháu nhất định không chịu nghe lời mà còn nổi giận đùng đùng. Không còn cách nào khác, bà Trương đưa cháu ghé vào một quán mì ven đường.
Lê thích ăn mì bò nhưng nhìn thực đơn mà bà Trương choáng váng. Giá tô mì bò là 32 tệ (tương đương hơn 100 nghìn đồng), quá đắt so với tưởng tượng của bà Trương. Thương cháu, bà đành bấm bụng gọi 1 tô. Thấy ông chủ quán hỏi "Thế bà ăn gì?", bà Trương xấu hổ cũng gọi 1 tô mì cho mình nhưng chỉ chọn tô mì không thịt có giá 10 tệ (khoảng hơn 30 nghìn đồng).
Chỉ qua lần ăn mì mà ông chủ quán đã đủ phán đoán về tương lai của đứa trẻ.
Trong lúc đợi quán chuẩn bị mì, bé Lê thấy chán liền lấy bát đĩa ra nghịch. Cậu bé ném bát đĩa xuống sàn nhà, cháu cứ ném xuống bà Trương lại nhặt lên. Đến khi bát mì bò thơm phức bưng ra, cậu bé cắm cúi ăn ngon lành, ăn một thoáng là hết sạch bát mì. Vẫn còn thòm thèm, cậu bé nhìn sang bát mì của bà và kéo về phía mình, bới tung bát mì để tìm thịt bò nhưng không thấy miếng thịt nào, bèn gào lên: "Bà ăn hết thịt của cháu rồi, bà xấu xa, con sẽ mách mẹ con, không cho bà ở nhà con nữa".
Thấy mọi người trong quán đổ dồn sự chú ý về phía 2 bà cháu, bà Trương xấu hổ quá liền nói: "Cháu tôi hôm nay do đói quá nên mới nổi nóng như vậy". Khi 2 bà cháu rời đi, chủ quán mì lắc đầu nói: "Rồi đứa trẻ sẽ hư hỏng cả 1 đời".
Con ngoan ngoãn, nghe lời ông bà bố mẹ, đó là những mong ước chung của tất cả mọi gia đình, nhưng các bậc phụ huynh đôi khi quá thương con và cưng chiều con quá mức làm con trở nên hư hỏng.
Dưới đây là một số cách dạy con để con trở thành một người hiếu thảo, ngoan ngoãn:
Học cách hiểu con – trò chuyện với con một cách bình đẳng:
Cha mẹ và con cái là mối quan hệ gần gũi thân thiết nhất cả về ngoại hình và tinh thần bên trong, là cha mẹ nên trò chuyên, chia sẻ với con để hiểu mong muốn và sở thích của con. Hãy luôn nói “Cha mẹ nghĩ…” khi bày tỏ ý kiến và đánh gia của mình trước cái, không nên thiết lập uy quyền khiến trẻ cảm thấy sợ và không được tôn trọng. Khi trẻ cảm nhận được tình cảm của cha mẹ và nhìn thấy cha mẹ hiểu mình thì trẻ sẽ vui vẻ tiếp thu những gì cha mẹ chỉ bảo mà không cần tới roi vọt.
Hãy là một tấm gương tốt cho con:
Trẻ em như một tờ giấy trắng vì thế những gì cha mẹ làm, những điều cha mẹ nói trẻ thường học theo, làm theo rất nhanh vì thế nếu muốn trẻ làm được việc mà cha mẹ mong muốn thì cha mẹ phải làm được trước và ngược lại nếu không muốn trẻ làm gì thì cha mẹ cũng phải đảm bảo là không làm trước, hay nói cách khác bản thân những người làm cha mẹ hãy là một tấm gương cư xử đúng mực. Đây chính là một trong những cách dạy trẻ rất hiệu quả.
Những gì cha mẹ làm, những điều cha mẹ nói trẻ thường học theo, làm theo rất nhanh
Hãy động viên, khen thưởng con đúng lúc và đúng mức: Khen thưởng con đúng lúc là khi con cố gắng thực hiện những việc tốt dù chỉ là việc nhỏ nhặt thì ngay lập tức bố mẹ cần cố gắng động viên và khen ngợi con. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể tặng thêm cho bé một phần thưởng, phần thưởng ở đây không nên quá thiên về vật chất mà có thể chỉ là lời khen, một cử chỉ quan tâm hay khích lệ, vì phần thưởng này chắc chắn sẽ tạo động lực để bé duy trì lối cư xử đúng đắn này. Khen thưởng con đúng mức là dù khi trẻ làm đúng cũng đừng nói “con là giỏi nhất, con là số một…”, vì nếu khen quá lời nhiều lần, con sẽ luôn mình lúc nào cũng đúng.
Hãy dành nhiều thời gian ở bên con:
Cuộc sống hiện đại làm cho nhiều bậc cha mẹ bị cuốn vào vòng quay của công việc, bạn bè và giao tiếp xã hội dẫn đến việc không có thời gian quan tâm, gần gũi con. Đó là nguyên nhân khiến cho trẻ cảm thấy mình bị bỏ rơi và dần dần sẽ không nghe lời cha mẹ. Cha mẹ hãy lưu ý rằng sự lớn lên lành mạnh của trẻ không chỉ phụ thuộc vào cuộc sống vật chất có đầy đủ hay không mà phần nhiều ảnh hưởng bởi sự thấu hiểu, thông cảm, chia sẻ và tình yêu thương đong đầy của cha mẹ.
Hãy để trẻ được vấp ngã
Cần cho trẻ có cơ hội được vấp ngã, thất bại vì trải qua những sai lầm trẻ sẽ học cách lắng nghe cha mẹ nhiều hơn và hơn thế nữa trẻ sẽ tự rút ra bài học cho bản thân mình và học cách đối mặt với những rắc rối hàng ngày.