Xét nghiệm ADN hé lộ thai nhi trong bụng người mẹ không phải con ruột

Thấy cô gái trẻ mắc u quái buồng trứng có rối loạn tâm thần, các bác sĩ nghi ngờ bệnh liên quan đến viêm não tự miễn, cho làm các xét nghiệm thì kết quả chính xác.

Căn bệnh dễ nhầm thành bệnh tâm thần

Viêm não tự miễn là bệnh liên quan tới kháng thể kháng thụ thể N-methyl D-aspartate (viết tắt là viêm não NMDA) gây nên. Cơ chế gây bệnh gồm cơ thể sản xuất ra kháng thể tấn công tế bào não, gây tổn hại thần kinh khiến hệ miễn dịch không nhận diện được các tế bào não.

Theo TS.BS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Trưởng Đơn vị Hồi sức Chống độc, Bệnh viện Chợ Rẫy, viêm não tự miễn được phát hiện đầu tiên năm 2007 tại Nhật Bản. Đến nay thế giới ghi nhận có trên 1.500 ca bệnh. Tại Việt Nam, bệnh cũng được phát hiện rải rác, từ năm 2015-2016 nước ta ghi nhận 9 ca mắc, với các triệu chứng rối loạn tâm thần và được điều trị bằng thuốc. Một số bệnh nhân được chữa khỏi sau đó tái bệnh.

Nữ bệnh nhân khi đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC.

Nữ bệnh nhân khi đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC.

Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận nữ bệnh nhân 23 tuổi, tên Hoàng Tuyết (quê Đồng Nai) được chuyển đến từ bệnh viện tuyến dưới vào tháng 3/2023. Nữ bệnh nhân này trước đó mắc bệnh u quái buồng trứng, có các biểu hiện giống như bệnh tâm thần nên đã được điều trị ở bệnh viện tâm thần nhưng các dấu hiệu bệnh không giảm. 

“Khi mới tiếp nhận bệnh nhân, ban đầu các bác sĩ tập trung vào căn bệnh viêm não. Nhưng khi thấy người bệnh có các rối loạn tâm thần, các bác sĩ nghi ngờ có liên quan đến bệnh khác. Xâu chuỗi lại các sự kiện, đọc kỹ tài liệu, chúng tôi thấy, u quái buồng trứng ở nữ có thể gây viêm não tự miễn. Tuy nhiên, đây là bệnh hoàn toàn mới, chúng tôi phải liên hệ với Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới đã điều trị ca tương tự để phối hợp xét nghiệm. Các kết quả xét nghiệm, chụp chiếu sau đó phát hiện, bệnh nhân có kháng thể viêm não NMDA”, bác sĩ Hùng chia sẻ.

Viêm não tự miễn thường mắc ở phụ nữ trẻ, có liên quan đến khối u buồng trứng

Bác sĩ Hùng cho biết, nữ bệnh nhân trên là ca viêm não tự miễn đầu tiên bệnh viện tiếp nhận. Ngoài ra, trong 18 tháng qua bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị thêm 17 ca, có 12 ca là nữ, 1 ca mang thai, 6 ca có liên quan đến u quái buồng trứng. “10 tháng đầu, các ca bệnh xảy ra lác đác. 8 tháng trở lại đây thì tăng vọt. Đáng buồn là trong 17 ca có 14 ca rơi vào hôn mê, thở máy. Hiện có 9 ca khỏi bệnh, 4 ca đang điều trị, 4 ca tử vong”, bác sĩ Hùng chia sẻ.

Bác sĩ đang chăm sóc cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.

Bác sĩ đang chăm sóc cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC.

Bác sĩ Hùng cho biết, viêm não tự miễn có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở người trẻ với 75% bệnh nhân trong độ tuổi 16-30, nữ mắc nhiều hơn nam. Nguyên nhân gây bệnh do virus tấn công các tế bào thần kinh, hoặc các khối u (thường là u quái buồng trứng chứa mô tế bào thần kinh) phóng thích kháng thể NMDA, kháng thể này tấn công hệ thần kinh trung ương và làm tổn thương não bộ ở nhiều mức độ khác nhau. Đặc biệt, các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân nữ bị u quái buồng trứng có liên quan rất lớn đối với viêm não tự miễn do kháng thể kháng NMDA.

Người bị viêm não tự miễn có dấu hiệu nào nhận biết?

Bệnh khởi phát từ từ trong vòng 3 tháng. 2 tuần đầu tiên, người bệnh thường có các triệu chứng tâm thần như lo âu, mất ngủ, giảm trí nhớ, có hành vi bất thường, ảo giác (nhìn thấy vật thể lạ, người lạ..), ảo thanh (nghe tiếng nói trong tai, nghe âm thanh lạ…), kích động. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với bệnh khác hoặc bệnh tâm thần, nên bệnh nhân thường được đưa vào điều trị tại bệnh viện chuyên khoa tâm thần.

Khi bệnh bước vào giai đoạn rõ ràng, người bệnh sẽ xuất hiện co giật, lơ mơ, không muốn tiếp xúc với những người xung quanh, gồng cứng chân tay, nhai miệng liên tục làm tổn thương môi và lưỡi, có các cử động tay chân hoặc nói lời bất thường. Ở giai đoạn này, bệnh diễn tiến nhanh, nếu không phát hiện và điều trị kịp, bệnh nhân sẽ rơi vào nguy kịch, phải thở máy hoặc tử vong. 

Khi người bệnh rơi vào co giật, lơ mơ thì bệnh đã chuyển nặng. Ảnh minh họa.

Khi người bệnh rơi vào co giật, lơ mơ thì bệnh đã chuyển nặng. Ảnh minh họa.

Trước sự nguy hiểm của viêm não tự miễn do kháng thể kháng NMDA, bác sĩ Hùng khuyến cáo bệnh thường gặp ở phụ nữ trẻ, nhất là người có u quái buồng trứng. Nếu không được chẩn đoán, điều trị phù hợp người bệnh tử vong rất cao. Để chẩn đoán bệnh cần có nhiều chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm huyết thanh, dịch não tủy,… tìm kháng thể NMDA. Do các xét nghiệm, chẩn đoán đặc thù nên rất khó tìm ra bệnh.

Bác sĩ Hùng cho biết, cho đến nay, trên thế giới chưa có phác đồ điều trị riêng cho viêm não tự miễn NMDAR, tùy vào tình trạng tổn thương ở từng bệnh nhân, phương tiện sẵn có của bệnh viện, bác sĩ phải phối hợp rất nhiều phương án, kỹ thuật vào điều trị. Đặc biệt là loại bỏ khối u. Các bệnh nhân đều có thời gian điều trị trung bình là 6 tuần nằm ICU, sau đó cần 3 tháng phục hồi hoàn toàn. 

Bác sĩ Hùng khuyến cáo, phụ nữ khi được phát hiện, điều trị u buồng trứng, cần tầm soát kháng thể NMDA. Với những người đột nhiên thay đổi thói quen, tinh thần, giảm trí nhớ, co giật không rõ lý do, hoặc có vận động bất thường, không chủ ý… cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được khám, điều trị trong “thời gian vàng’.

Vì sao tiêm 4 mũi vaccine vẫn mắc viêm não Nhật Bản?