1. Chậu cây tự tưới
Chậu cây tự tưới giúp chị em trồng cây dễ dàng hơn nhiều khi đất luôn duy trì được độ ẩm vừa phải và không phải tưới hàng ngày. Tất cả những thứ bạn cần là một chai nhựa hai lít và một vài sợi bấc.
Đầu tiên, bạn cần rửa sạch chai để loại bỏ hết các chất bẩn còn lại. Tiếp theo cắt ngang thân chai, chia tách 1/3 nửa trên và 2/3 nửa dưới. Sau đó, lật đầu trên xuống. Các khu vực trên là nơi chứa đất, giá thể và hạt giống, và phần dưới chứa hỗn hợp nước và chất dinh dưỡng.
Đổ nước vào phần dưới của chiếc chai đến khi chạm đến phần dưới của chiếc nắp úp ngược. Luồn những sợi bấc qua miệng nút chai. Giữ cho 2/3 sợi bấc ở nửa trên để cho khi hạt giống nảy mầm, rễ không phải vươn quá xa để đến được nơi có giá thể ẩm ướt và chứa đầy chất dinh dưỡng.
Bọc giấy bạc quanh phần chai dưới của bạn vì cây không phải là sinh vật duy nhất thích nước, chất dinh dưỡng và ánh sáng. Nếu có quá nhiều ánh sáng thì tảo sẽ phát triển. Khu vườn nhỏ của bạn sẽ bốc lên toàn mùi hôi thối khó chịu.
2. Nhà kính mini
Cây non rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió,... Các căn nhà kính mini từ chai nhựa sẽ giúp cây phát triển ổn định hơn 1.5 lần, mà vẫn nhận được đủ ánh sáng để quang hợp.
Sau khi gieo hạt mầm vào trong đất, bạn tận dụng những chiếc chai nhựa trong nhà để chụp lên phía trên chậu cây. Hàng ngày, dỡ bỏ lớp "kính" phía trên để tưới nước và cho chậu trồng thoáng khí trong khoảng 30 phút rồi che phủ lại.
3. "Hầm trữ nước" cho cây
Thông thường nhiều khi dù đã tưới ướt nước ở trên mặt, nhưng đất bên dưới vẫn khô vì nước không thấm đủ làm ướt phía bên dưới mà chỉ tràn lan ở phần mặt trên. Rễ cây thiếu nước sẽ khó phát triển tốt. Do đó, cần làm "hầm" trữ nước phía nước cho cây.
Bạn tìm một vỏ chai có kích thước vừa, dùi thật nhiều lỗ thủng chung quanh thành chai. Chôn thật chặt chai xuống đất sao cho chỉ lộ phần miệng và cổ chai lên trên mặt đất. Đổ nước cho ngập miệng chai. Một khoảng thời gian sau, phần đất chung quanh vỏ chai sẽ "co" lại, tạo khe hở giữa thành chai và đất. Không khí sẽ theo đó mà tràn vào các lỗ dọc thành chai, đẩy một phần nước trong chai tuôn ra thấm vào làm ẩm đất. Khi đất ẩm đúng mức sẽ "giãn" ra, khép kín khe hở giữa thành chai và đất, giúp nước trong chai ngưng tuôn ra. Trong thời gian đó, phần đất xung quanh chai sẽ luôn ẩm giúp cung cấp nước cho rễ cây trồng xung quanh phát triển tốt. Ngoài ra, sự luân chuyển giữa nước và không khí sẽ giúp cho rễ cây hấp thụ thêm được dưỡng khí (khí oxygen) và có nơi loại bỏ được tạp khí (khí carbonic). Nhờ thế mà cây sẽ phát triển tốt hơn. Với cách này, mọi người chỉ cần nhìn mực nước trong chai là có thể biết được đất khô hay ướt và biết khi nào cần tưới nước. 4. Bình tưới cây Với các loại hạt mới ươm hay cây vừa mọc còn nhỏ yếu, nếu tưới bằng vòi rất dễ làm dập nát, tổn thương cây. Nếu không có loại vòi phun sương, bạn có thể tận dụng chai nhựa, đục thêm vài lỗ nhỏ. Dùng bình có tay cầm giúp thao tác thuận lợi hơn. Áp lực mạnh của vòi nước được giảm bớt nhờ lắp vào đầu vòi chai nhựa. 5. Vườn treo tiết kiệm diện tích Rau trồng trong các chai nhựa tươi tốt không kém gì trồng trong chậu, thùng xốp mà lại tiết kiệm không gian. Bạn có thể treo nhiều chuỗi chai thành những hàng dọc song song với nhau dọc hàng rào, bờ tường. 6. Bình truyền dịch cho cây Mùa hè, các gia đình hay đi du lịch. Duy trì việc tưới cây hàng ngày là điều không hề dễ dàng. Cái khó ló cái khôn, mọi người làm bình chứa với các ống dẫn nước nhỏ giọt để làm ướt các chậu cây trong vườn. Chỉ cần đặt bình chứa nước này cao hơn chậu cây, rồi cắm đầu mỗi ống dẫn nước nhỏ giọt vào bầu đất trong chậu. Thậm chí cây xanh ngoài đường cũng được lắp ống truyền dịch.