Mẹ đảm Sài Gòn âm thầm chôn một thứ xuống đất, bầu bí sau đó xanh tốt, dưa leo dài gần nửa mét

Mới làm vườn 1 năm gần đây, chị Đoan Nghiêm thành công thiết kế khu vườn xinh xắn, lúc lỉu cây trái.

Nhà ở phố, bận rộn kinh doanh, chị Trương Nữ Đoan Nghiêm (Tân Bình, TP.HCM) chưa từng nghĩ mình sẽ trồng rau hay làm vườn. Vậy mà khi dịch Covid-19 bất ngờ ập tới, công việc gián đoạn, mẹ đảm TP.HCM bắt đầu một thói quen mới và trở thành "nông dân sân thượng" một cách đầy đam mê.

Đến nay, khi nhịp sống đã bình thường trở lại, chị Nghiêm vẫn "nhín nhút" thời gian chăm sóc khu vườn nhỏ trên sân thượng tầng 4. Với chị, làm vườn không chỉ giúp cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình, mà còn là một hoạt động thư giãn, giúp chị học thêm nhiều điều mới mỗi ngày về các loại cây trái. Khu vườn nhận được nhiều lời khen ngợi vì gọn gàng, xinh xắn, lúc nào cũng sum suê.

Mẹ đảm Sài Gòn âm thầm chôn một thứ xuống đất, bầu bí sau đó xanh tốt, dưa leo dài gần nửa mét - 1

Mẹ đảm Sài Gòn âm thầm chôn một thứ xuống đất, bầu bí sau đó xanh tốt, dưa leo dài gần nửa mét - 3

Một góc vườn thượng xinh xắn nhà chị Nghiêm.

Vác đất lên sân thượng tầng 4, làm vườn rau 50m2

Thời gian đầu, chị Nghiêm mua một ít đất và chậu cây, trải dài ở sân thượng lầu 3 để trồng rau cho gia đình ăn trong mùa dịch. Vừa làm, vừa học hỏi thêm ở trên mạng, đến tháng 2/2022 mẹ đảm Sài Gòn mạnh dạn sửa sang lại sân thượng lầu 4 để quy hoạch thành vườn rau.

Mẹ đảm Sài Gòn âm thầm chôn một thứ xuống đất, bầu bí sau đó xanh tốt, dưa leo dài gần nửa mét - 4

Mẹ đảm Sài Gòn âm thầm chôn một thứ xuống đất, bầu bí sau đó xanh tốt, dưa leo dài gần nửa mét - 5

Chị kể: "Mình nhờ người đến sơn sửa, chống thấm lại sàn và làm thêm khu vườn ở tầng thượng lầu 4 để trồng dưa lưới, bầu, bí, mướp, cây ăn trái,... Diện tích vườn trên này khoảng hơn 50m2. Vất vả nhất là thời gian đầu, phải vận chuyển vật liệu và đất lên. Mình đã nhờ đến sự hỗ trợ của người thân và thuê người ngoài phụ giúp. 

Vất vả lúc đầu khi làm khu vườn trên cao này là vận chuyển nguyên vật liệu và đất lên. Mình đã phải cần sự hổ trợ của người thân và thuê thêm người ngoài phụ giúp. Mình chọn giàn chậu ghép và đặt chậu trên kệ cao để tránh động nước, giữ mặt sàn luôn khô thoáng. Việc trộn đất cho vào chậu có 2 đứa em trai phụ làm. Còn các khâu chọn giống, ươm hạt, trồng cây, chăm sóc, bón phân,... thì mình tự làm".

Mẹ đảm Sài Gòn âm thầm chôn một thứ xuống đất, bầu bí sau đó xanh tốt, dưa leo dài gần nửa mét - 6

Chị Nghiêm tự nghiên cứu và hoàn thiện các khâu chọn giống, ươm hạt, trồng cây, chăm sóc, bón phân,... cho khu vườn.

Về bố cục, chị Nghiêm làm 3 giàn cố định thì trồng nho và bầu, bí, muớp,... 3 giàn di động chị dành cho dưa leo, khổ qua va các cây dây leo khác. Bên cạnh đó, chị Nghiêm còn đặt các chậu đất song song để trồng dưa lưới và cà chua, các chậu nhỏ đặt dọc theo các chậu lớn trồng rau ăn lá và cải Kale. Chậu treo và tháp rau di động giúp tiết kiệm không gian. Nhờ khéo léo sắp xếp nên khu vườn 50m2 lúc nào cũng gọn gàng, thoáng đãng. 

Mẹ đảm Sài Gòn âm thầm chôn một thứ xuống đất, bầu bí sau đó xanh tốt, dưa leo dài gần nửa mét - 7

Khu vườn được sắp xếp quy củ, gọn gàng.

Mẹ đảm Sài Gòn âm thầm chôn một thứ xuống đất, bầu bí sau đó xanh tốt, dưa leo dài gần nửa mét - 8

Mẹ đảm Sài Gòn âm thầm chôn một thứ xuống đất, bầu bí sau đó xanh tốt, dưa leo dài gần nửa mét - 9

Những tháp rau và chậu treo góp phần tối ưu hoá diện tích sân thượng.

Chôn đầu cá hồi vào chậu trồng bầu bí, kết quả mỹ mãn

Ngắm nhìn khu vườn của chị Nghiêm, ai nấy đều xuýt xoa vì cây trái quá xanh tốt. Giàn bầu, bí có trái dài cả nửa mét. Chị Nghiêm chia sẻ bí quyết: "Giống cũng mang tính quyết định kích thước của trái. Ngoài ra, mình cần đảm bảo đất đầy đủ dinh dưỡng. Bầu, bí, mướp có chế độ chăm sóc giống nhau. Cây cần rất nhiều dinh dưỡng vì nó là dạng rễ chùm. Nếu trồng chậu nhỏ không đủ đất, không thể cho nhiều quả được. Đất cần phải bổ sung thêm dinh dưỡng".

Chị Nghiêm còn chôn rác nhà bếp và đầu cá vào đất để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây. Chị bật mí: "Mình thường chôn đầu cá hồi vào chậu trồng bầu, bí, mướp và chôn rác nhà bếp một bên đối diện với cây để khi cây lớn thì hút chất dinh dưỡng này nuôi trái". Tuy nhiên khi trồng dưa leo, chị Nghiêm lại không chôn gì vì dưa leo không ưa đạm, chị chỉ bón phân đậu tương và chuối trứng sữa. Vậy mà trái vẫn to lớn, dài gần nửa mét.

Mẹ đảm Sài Gòn âm thầm chôn một thứ xuống đất, bầu bí sau đó xanh tốt, dưa leo dài gần nửa mét - 10

Mẹ đảm Sài Gòn âm thầm chôn một thứ xuống đất, bầu bí sau đó xanh tốt, dưa leo dài gần nửa mét - 11

Dưa leo nhà chị Nghiêm có trái dài gần nửa mét.

Theo chị Nghiêm, để vườn sân thượng đạt hiệu quả tốt nhất thì khâu xử lý đất rất quan trọng. Chị thường mua đất thịt (đất đỏ bazan) về trộn thêm với cám gạo, bột đậu nành hay bánh dầu đậu phộng để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất. Ngoài ra chị còn thêm chất tạo xốp như mùn dừa, trấu hun, trấu tươi, vỏ đậu phộng và vỏ trứng, rắc vôi vào trộn đều rồi ủ kín tạo nhiệt diệt vi khuẩn.

Quá trình ủ đất thường kéo dài khoảng 3 tuần hoặc đến khi sờ vào cảm thấy đất nguội là ổn. Khi đất nguội, mẹ đảm pha nấm trichoderma tưới đều lên đất rồi ủ thêm 1 tuần rồi cho ít phân trùn quế, phân dơi vào rồi mới bắt đầu trồng cây.

Mẹ đảm Sài Gòn âm thầm chôn một thứ xuống đất, bầu bí sau đó xanh tốt, dưa leo dài gần nửa mét - 12

Mẹ đảm Sài Gòn âm thầm chôn một thứ xuống đất, bầu bí sau đó xanh tốt, dưa leo dài gần nửa mét - 13

Mẹ đảm Sài Gòn âm thầm chôn một thứ xuống đất, bầu bí sau đó xanh tốt, dưa leo dài gần nửa mét - 14

Mẹ đảm Sài Gòn âm thầm chôn một thứ xuống đất, bầu bí sau đó xanh tốt, dưa leo dài gần nửa mét - 15

Khu vườn đa dạng rau trái, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn gia đình.

Hàng ngày chị Nghiêm đều dành vài tiếng vào buổi sáng và buổi chiều lên tưới và chăm cây. Từ khi có khu vườn, chị cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng và thoải mái hơn. Mỗi sáng cầm rổ lên vườn hái rau mang đến cho mẹ đảm niềm vui nhỏ, không còn lo ngại vấn đề thực phẩm bẩn tràn lan.

Vườn sân thượng đẳng cấp của cô giáo Tân Phú: Đổ đất cao 1 tấc, đẹp như vườn cổ tích
Theo Huyền Đỗ (Thời báo văn học nghệ thuật)