Muốn trồng cây cảnh thì phải biết nuôi rễ, khi rễ lên thì cây mới hút đủ dinh dưỡng và nước, sau đó chuyển hóa thành dinh dưỡng của chính nó thông qua quá trình quang hợp. Như vậy cây cảnh mới tươi tốt và ra hoa rực rỡ.
Để phát triển rễ của cây cảnh, trước tiên bạn phải học cách tưới nước cho chún. Việc bạn có thể tưới nước đúng cho cây cảnh là một khó khăn lớn trong việc trồng hoa, cây cảnh.
Chỉ cần bạn tưới sai là cây cảnh dễ "đi tong". Không phải nói quá khi cho rằng: "80% cây cảnh tàn lụi đều liên quan đến việc tưới nước".
Không nghi ngờ gì nữa, tưới nước cho cây cảnh cũng là một kỹ năng, dễ học nhưng khó thành thạo. Câu nói "mười năm tưới cây mới thành tạo” là xuất phát từ nguyên nhân này. Nhưng cũng không cần phải lo lắng nếu như bạn ghi nhớ 5 công thức tưới nước cho cây cảnh này.
Nếu nắm rõ, dù là người mới chơi cây cũng không lo "tưới cây đến chết". Hãy xem đó là công thức gì?
1. Đất phải khô và tưới nước kỹ cho cây cảnh
Hầu hết những người yêu cây cảnh đều biết công thức này theo đúng nghĩa đen. Đó là khi bầu đất của chậu cây khô hẳn thì mới tưới nước và khi tưới thì phải tưới thật đẫm.
Trước tiên, chúng ta hãy nói về độ khô của đất. Làm thế nào để đánh giá được thế nào là đất khô hẳn? Có nhiều phương pháp. Người có kinh nghiệm có thể nhìn bề mặt đất chậu, hoặc cân trọng lượng chậu cây cảnh, quan sát cây cảnh là biết được đã đến lúc cần tưới nước hay chưa.
2. Tưới cây cảnh vào buổi sáng và buổi tối vào mùa hè và buổi trưa vào mùa đông
Vào mùa hè thời tiết rất nóng, nên tưới vào buổi sáng và chiều tối, mùa đông nhiệt độ thấp, nếu tưới nên chọn buổi trưa nắng, đây là ý nghĩa của việc tưới vào buổi sáng và chiều tối của mùa hè. .
Vào mùa hè nhiệt độ rất cao nhiệt độ chậu đất trồng hoa trong chậu tăng nhanh, bộ rễ của hoa ở trong môi trường nhiệt độ cao.
Nếu đổ một chậu nước vào thì bộ rễ sẽ bị bị kích thích và các mao mạch rễ sẽ co lại đột ngột. Cùng với nhiệt độ tăng nhanh, do đất trong chậu càng ẩm, giống như đang tắm hơi, và bộ rễ không thể chịu được môi trường như vậy.
Tốt nhất bạn nên tưới nước cho hoa trước 6 giờ sáng và sau 5 giờ tối, trong hai khoảng thời gian này sẽ có khoảng đệm thời gian tưới nước cho hoa, sau khi bầu đất hút đủ nước.
Phần dư thừa nước sẽ nhanh chóng được thải ra ngoài. Vì vậy sau mỗi lần tưới cần phải thông gió tốt để đất phục hồi nhanh và ít bị ảnh hưởng bởi sự tăng nhiệt độ.
Vào mùa đông, tình hình hoàn toàn ngược lại với mùa hè, trời quá lạnh vào buổi sáng và buổi tối, chỉ có thể tưới nước vào buổi trưa.
Trong thời kỳ ngủ đông, sự phát triển của cây cảnh chậm hoặc bị trì trệ, chúng cần rất ít nước thậm chí không cần. Ảnh minh họa Istockphoto
3. Tưới ít hơn trong thời kỳ ngủ đông, tưới nhiều hơn trong thời kỳ sinh trưởng
Trong thời kỳ sinh trưởng tốc độ phát triển của cây cảnh được đẩy nhanh rõ rệt. Khi đó nhu cầu nước cũng cao hơn và bạn cần cung cấp đủ nước, tưới nhiều hơn.
Còn trong thời kỳ ngủ đông, sự phát triển của cây cảnh chậm hoặc bị trì trệ, chúng cần rất ít nước thậm chí không cần. Do đó, bạn cần tưới ít hoặc không cần tưới.
Cây cảnh đang trong thời kỳ ngủ đông, dù là ngủ đông vào mùa hè hay ngủ đông vào mùa đông thì quá trình trao đổi chất của chúng sẽ trở nên rất chậm.
Lúc này nước và chất dinh dưỡng của chính chúng đã bị tiêu hao hết nên mùa đông chúng ta thường nghe người bán cây cảnh nhắc: "Cắt nước cho cây", nghĩa là không cần tưới nước khi cây cảnh đang ngủ đông vào mùa đông.
Tuy nhiên, trong giai đoạn ngủ đông mùa hè, do có sự bay hơi nước nên vẫn phải tưới nước cho cây cảnh, có thể thăm dò xem bầu đất thực sự đã khô chưa rồi đổ nước như cách bày ở trên.
Mùa xuân và mùa thu là thời kỳ các loài hoa phát triển mạnh mẽ nhất, cây cảnh cần nhiều nước và chất dinh dưỡng, đặc biệt là nước.
Không đủ chất dinh dưỡng có thể dẫn đến cây cảnh chậm phát triển tối đa nhưng không đủ nước sẽ làm cây cảnh vàng lá, rụng lá, thậm chí là khô và chết.
Lúc này bạn cần chú ý quy trình "khô- ướt" để tưới cho cây cảnh kịp thời. Nếu thấy bề mặt đất bồn bị bong tróc trắng nứt thì mới tiến hành tưới nước.
Đừng nghĩ đến việc loại cây cảnh gì thì cách vài ngày tưới một lần mà cây nào cũng cần đợi khô hẳn mới tưới. Nếu chăm tưới quá chỉ làm chết cây mà thôi.
4. Cây cảnh thích nước tưới nhiều, cây chịu hạn tưới ít
Thực vật được chia thành 2 loại là cây ưa nước và cây chịu hạn. Cây cảnh ưa nước thì nên tưới nhiều nước và cây chịu hạn thì nên tưới ít hơn. Bạn cần phải nắm rõ điều này.
Nhưng làm thế nào để biết cây ưa nước hay cây chịu hạn? Khi mua cây cảnh, hầu hết những người bán cây sẽ cho bạn biết. Nếu thực sự chưa biết, bạn có thể quan sát hình dáng cây để xác định.
Cây cảnh chịu hạn phải có một số đặc điểm bên ngoài như cây mọng nước, xương rồng, cây lưỡi hổ, cây sống đời, hồng sa mạc... Còn nếu cây không có các đặc điểm này thì nó không phải là loài chịu hạn.
Tất nhiên, điều này chắc chắn không phải là tuyệt đối. Vì vậy, khi chúng ta trồng một cây cảnh mới, chúng ta phải "làm bài tập" trước. Đó là tìm hiểu thói quen sinh trưởng của cây cảnh bạn trồng, xác định xem cây cảnh là loài chịu hạn hay không, cần tưới nhiều hay tưới ít...
5. Cây cảnh thích "nước chua"
Các giống cây cảnh hiện nay, ngoại trừ một số rất ít cây, về cơ bản là cây thích chua. Những loại cây cảnh này thường thích môi trường sinh trưởng có tính axit. Khi trồng cây cảnh này, chúng ta sử dụng đất chua, phân chua, nguồn nước chua... cái nào cũng tốt cho cây cảnh.
Nguồn nước có tính axit nhẹ, cần giống như nước sông, nước mưa.... Và đây cũng là một trong những lý do tại sao hoa trồng ngoài trời phát triển tốt hơn môi trường trong nhà, bởi vì nó thường có thể được nuôi dưỡng bằng mưa bên ngoài.
Còn cây cảnh trồng trong nhà thường được tưới bằng nước máy. Sau quá trình sử dụng lâu dài, đất trồng sẽ có hiện tượng kiềm hóa và khô cứng.
Nếu có điều kiện, bạn nên thường xuyên di chuyển cây cảnh ra ngoài trời vào lúc trời mưa để chất kiềm trong chậu cây cảnh bị rửa trôi, đồng thời làm chậm thời gian bị kiềm hóa, cứng lại của bầu đất.
Nếu bạn sử dụng nước máy để tưới cây lâu dài thì tốt nhất không nên nối trực tiếp ống nước để tưới cây. Bạn có thể tìm một chiếc xô lớn, đổ nước máy vào trước, để trong môi trường đủ ánh sáng một ít. ngày và sau đó mới dùng để tưới cây cảnh. Điều này tốt hơn cho cây cảnh rất nhiều.
Tóm lại:
Việc tưới nước cho cây cảnh hoàn toàn dựa trên sự tích lũy kinh nghiệm. Khi bạn mới bắt đầu trồng cây cảnh nếu không tưới chết vài chậu cây thì chắc chắn bạn sẽ không học cách tưới nước một cách nghiêm túc.