1 thứ thêm vào cơm giúp làm mềm mạch máu, chống táo bón, hết cục máu đông: Người đường huyết cao cũng vui mừng khôn xiết

Tác dụng tuyệt vời mà nó đem lại giúp cho chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh hơn từ bên trong.

Với nhịp sống hiện đại ngày càng nhanh, các vấn đề sức khỏe như xơ cứng động mạch, tiểu đường, tiêu hóa kém và táo bón ngày càng trở nên phổ biến hơn. Trong bối cảnh đó, điều chỉnh chế độ ăn uống một cách khôn ngoan sẽ có tác động tích cực đến sức khỏe của chúng ta.

1. Tác động của chế độ ăn uống tới sức khỏe

Chế độ ăn uống trong cuộc sống hiện đại có tác động sâu sắc đến sức khỏe. Số liệu khảo sát cho thấy cơ cấu khẩu phần ăn của người hiện đại đã thay đổi rất nhiều so với trước đây. Chế độ ăn của hầu hết người dân đều thiếu rau, trái cây và chất xơ, trong khi lượng ngũ cốc tinh chế tiêu thụ đã tăng lên đáng kể.

Nhiều loại thực phẩm đã qua tinh chế có thể ngon hơn nhưng rõ ràng là thiếu dinh dưỡng. Trong quá trình chế biến, nếu thực hiện không đúng cách, một lượng lớn chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi, thành phần còn lại chủ yếu là tinh bột và calo, thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất đầy đủ. Như vậy, một chế độ ăn uống phụ thuộc chủ yếu vào thực phẩm tinh chế có thể dễ dàng dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Điều này có liên quan chặt chẽ đến việc xuất hiện nhiều bệnh mãn tính, đặc biệt như các bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường và các bệnh khác có liên quan.

1 thứ thêm vào cơm giúp làm mềm mạch máu, chống táo bón, hết cục máu đông: Người đường huyết cao cũng vui mừng khôn xiết - Ảnh 1.

Trong bối cảnh đó, các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên nên điều chỉnh chế độ ăn uống để tăng lượng rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, đồng thời giảm lượng thức ăn tinh chế. Sự điều chỉnh này có thể cải thiện hiệu quả cấu trúc dinh dưỡng, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và cải thiện tình trạng sức khỏe của cơ thể.

2. Thêm 1 thứ vào cơm giúp mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời

Việc thêm một số thành phần nhất định vào gạo thực sự có thể mang lại những tác dụng tuyệt vời, quan điểm này được các chuyên gia ủng hộ và được xác nhận bởi nghiên cứu khoa học. Trong đó, kiều mạch là một trong những loại thực phẩm được khuyến khích nhờ dồi dào chất dinh dưỡng, rất có lợi cho sức khỏe mạch máu và đường huyết.

1 thứ thêm vào cơm giúp làm mềm mạch máu, chống táo bón, hết cục máu đông: Người đường huyết cao cũng vui mừng khôn xiết - Ảnh 2.

Theo ý kiến chuyên gia và nghiên cứu khoa học, rutin và niacin có trong kiều mạch có thể làm mềm mạch máu, giảm cholesterol và hạ huyết áp. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dược lý Tim mạch cho thấy rutin trong kiều mạch có thể làm giảm đáng kể mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, niacin còn được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp, giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh cao huyết áp cũng như các bệnh về tim mạch và mạch máu não.

Kiều mạch cũng nhận được nhiều sự chú ý nhờ khả năng cải thiện tình trạng táo bón. Nghiên cứu cho thấy chất xơ phong phú trong kiều mạch có thể thúc đẩy nhu động ruột, tăng tần suất nhu động ruột già và tần suất đại tiện, từ đó giảm bớt các vấn đề táo bón. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng và Trao đổi chất cho thấy tiêu thụ kiều mạch hàng ngày có thể cải thiện đáng kể độ mịn của ruột và giảm nguy cơ táo bón.

Nhờ nguồn chất xơ tốt, kiều mạch có chỉ số GI từ thấp đến trung bình, đồng nghĩa nó là thực phẩm an toàn đối với hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Thậm chí một số nghiên cứu trên động vật còn cho thấy kiều mạch còn hỗ trợ giảm lượng đường trong máu từ 12-19%. Hiệu ứng này được cho là do loại carb hòa tan D-chiro-inositol có trong kiều mạch khiến cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin (hormone khiến các tế bào hấp thụ đường từ máu).

1 thứ thêm vào cơm giúp làm mềm mạch máu, chống táo bón, hết cục máu đông: Người đường huyết cao cũng vui mừng khôn xiết - Ảnh 3.

Ngoài ra, kiều mạch cũng chứa một số thành phần có thể hỗ trợ ngăn cản hoặc trì hoãn quá trình tiêu hóa đường ăn. Nhìn chung, những đặc tính này làm cho kiều mạch trở thành một lựa chọn rất lành mạnh cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc những người đang muốn cân bằng lượng đường trong máu.

Từ ý kiến chuyên gia và được hỗ trợ bởi nghiên cứu khoa học, việc thêm các thành phần như kiều mạch vào gạo thực sự có thể mang lại kết quả tuyệt vời.

3. Những điều cần lưu ý khi dùng kiều mạch

Kiều mạch chứa hàm lượng dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cao vượt trội so với yến mạch và gạo. Tuy nhiên loại ngũ cốc này chứa độc tính nhẹ và có thể gây dị ứng khi sử dụng.

Hạt kiều mạch có tính lương nên tránh dùng cho người có tỳ vị hư hàn. Đồng thời, cũng nên thận trọng khi dùng cho người có thể trạng yếu, mắc bệnh ung thư và người có cơ địa dễ dị ứng.

Hạt kiều mạch nghiền nát có thể gây phát bệnh kinh niên hoặc động đến hàn khí. Trong thời gian dùng kiều mạch, nên kiêng cử phèn chua và thịt heo. Một số nghiên cứu còn cho thấy, hạt kiều mạch có chứa sắc tố huỳnh quang màu đỏ. Khi ăn vào có dấu hiệu đau cổ họng, dị ứng ánh sáng, rát mũi, viêm niêm mạc mắt và viêm phế quản.

Vì vậy bạn nên trộn đều kiều mạch với các loại ngũ cốc khác (hạt ngô, gạo) để giảm thiểu rủi ro và tác dụng phụ.

*Nguồn: Sohu