Trương Trương (chị lớn) và Vũ Vũ (em trai) là 2 chị em ruột trong gia đình ở Trung Quốc. Bỗng một ngày, mẹ của 2 chị em nhận thấy cả 2 đều có rất nhiều gàu trên đầu, da đầu bắt đầu nổi mẩn đỏ và sưng tấy kèm theo đó là một số vết đau. Người mẹ lúc này chỉ đơn thuần nghĩ đó là mụn trứng cá nên bà chỉ bôi một số loại thuốc chống viêm và nghĩ rằng nó sẽ tốt hơn.
Kết quả là Trương Trương và Vũ Vũ đầu tiên phát sốt, mụn mủ trên đầu to ra nhanh chóng, và bắt đầu rụng tóc.
LƯU Ý: Hình ảnh dưới đây có thể gây khó chịu cho người đọc, hãy cân nhắc trước khi xem ảnh.
Hàng chục vết sưng tấy trên da đầu với nhiều kích cỡ khác nhau và chảy mủ xuất hiện trên đầu của cả 2. Điều này khiến người mẹ vô cùng hoảng sợ và nhanh chóng đưa con đến khoa da liễu của Bệnh viện Nhi đồng Hồ Nam (Trung Quốc) để thăm khám. Hóa ra Trương Trương và Vũ Vũ thích nhất là những con vật nhỏ, do đó, người lớn trong nhà nuôi 2 con thỏ con, chúng thường ôm nhau thỏ chơi đùa, lúc đi ngủ còn muốn đưa thỏ vào giường.
Hai anh em được chẩn đoán mắc bệnh "hắc lào". May mắn là bệnh chưa lây cho các thành viên khác trong gia đình và bạn học của 2 chị em.
Nấm da đầu chảy mủ là gì?
Nấm da đầu có mủ phần lớn do các loài nấm da ưa đất và động vật gây ra như Microsporum canis, Trichophyton mentagrophytes… Biểu hiện lâm sàng là các mảng nổi lên và lỗ chân lông chảy mủ hình tổ ong, lông (tóc) xơ xác, rất dễ gây ra rụng tóc vĩnh viễn, thường để lại sẹo khó coi sau khi lành.
Những ai dễ mắc bệnh hắc lào có mủ?
Đối mặt với những thú cưng dễ thương như mèo con, chó con, thỏ, nhiều trẻ không thể không muốn chạm vào chúng. Bệnh hắc lào thường gặp ở những người tiếp xúc gần với động vật mang vi khuẩn hoặc tiếp xúc với chất ô nhiễm da liễu. Tất nhiên, điều này cũng liên quan đến sức đề kháng của chính trẻ, trẻ có sức đề kháng cơ thể kém chiếm tỷ lệ cao.
Bệnh hắc lào có mủ nên điều trị như thế nào?
Việc điều trị bệnh hắc lào có mủ thường áp dụng theo 5 bước là "cạo, rửa, bôi, trừ và lấy".
- Cạo lông (tóc): Cắt lông (tóc) mỗi tuần một lần, dùng nhíp nhổ lông bệnh, gói phần lông bị bệnh và đốt.
- Gội đầu: Gội đầu bằng nước ấm và xà phòng vào mỗi buổi sáng và tối, thoa thuốc chống nấm vào buổi sáng sau khi lau khô và thoa iodophor lên trên vào ban đêm trong 8 tuần.
- Thuốc bôi: Kem naftifine ketoconazole, kem bifonazole… Có thể thoa thêm kem mupirocin vào mụn mủ.
- Khử trùng: Các vật dụng cần thiết hàng ngày của bệnh nhân như mũ, khăn, áo gối, lược, dụng cụ cắt tóc và các vật dụng hàng ngày khác tiếp xúc với đầu cần được đun sôi và khử trùng.
- Dùng thuốc: Thuốc uống trị nấm như itraconazole, terbinafine… dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, nếu phản ứng viêm nặng có thể dùng glucocorticoid liều thấp ngắn ngày nếu thích hợp.
5 lưu ý khi gia đình có thú cưng
- Nếu nuôi vật nuôi trong nhà, bạn phải chú ý vệ sinh và sức khỏe của thú cưng, tắm rửa đúng giờ.
- Chú ý khử trùng các dụng cụ làm lông (tóc) để tránh lây lan giữa các lần chải đầu.
- Chú ý đến đồ dùng cá nhân và không dùng chung mũ, khăn tắm, khăn gối và những thứ khác.
- Trên cơ thể và đầu xuất hiện các tổn thương da hình vành khuyên, tóc gãy, gàu trắng, mụn mủ, vảy tiết vàng… cần đến bệnh viện khám kịp thời.
- Phát hiện có mụn mủ, trước khi chẩn đoán rõ ràng thì không nên cắt rạch vết thương, vì vết thương sau đó sẽ không dễ lành, làm nặng thêm tình trạng viêm nhiễm tại chỗ và toàn thân, nặng thêm các triệu chứng và sẽ để lại sẹo lớn hơn.
Nguồn và ảnh: Sohu Health