22 nhân viên y tế BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM mắc COVID-19: Cảnh giác dù đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin

Các chuyên gia khuyến cáo dành cho những người đã được tiêm vắc-xin COVID-19.

Số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng từ 27/04/2021
(Số liệu cập nhật lúc 22:10 13/06/2021) - Nguồn: Bộ Y tế
STT Tỉnh Ca nhiễm mới
hôm nay
Tổng ca nhiễm Ca tử vong
TỔNG

Sáng nay (13/6), 22 nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đã được Bộ Y tế công bố là bệnh nhân mắc COVID-19. Những người này là nhân viên phòng Tổ chức Hành chính và Công nghệ thông tin.

Đánh giá ban đầu cho thấy nguồn lây là từ bên ngoài bệnh viện.

Trong đợt tiêm chủng vắc-xin COVID-19 đầu tiên vào tháng 3, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM là cơ sở y tế đầu tiên ở khu vực phía Nam được ưu tiên cấp vắc-xin của AstraZeneca để tiêm cho 900 nhân viên. Hầu hết nhân viên bệnh viện đã được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin.

Theo PGS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, hiện số lượng vắc-xin của Việt Nam hiện chưa đủ để đảm bảo tiêm 2 mũi cho tất cả nhân viên y tế. Việc này khiến nguy cơ người được tiêm vẫn nhiễm virus rất cao. Những người được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin COVID-19 vẫn có tỷ lệ nhỏ mắc bệnh. Do đó, chúng ta phải tiếp tục thực hiện chủ trương vắc-xin kết hợp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

TS. Phạm Quang Thái, trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cũng khuyến cáo người đã được tiêm vắc-xin COVID-19 vẫn rất cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch khác.

TS. Phạm Quang Thái lý giải, vắc-xin không đem lại sự bảo vệ tức thì. Sau tiêm mũi 1 phải ít nhất 14 ngày sau mới bước đầu có tác dụng và mức bảo vệ sau tiêm mũi 1 chỉ đạt ở mức bảo vệ rất thấp. Sau tiêm mũi thứ 2 từ 1 tháng trở ra thì vắc-xin mới đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu và hiệu quả này cũng chỉ đạt ở mức khoảng 60%-90% tùy theo loại vắc-xin.

Bên cạnh đó, vắc-xin không bảo vệ tuyệt đối nhất là khả năng bảo vệ việc mang mầm bệnh, điều này có nghĩa là một số người đã tiêm vắc-xin có thể không bị mắc bệnh nhưng vẫn có khả năng trở thành người mang virus và lây bệnh cho người khác.

Chính vì vậy, dù có được tiêm vắc-xin, người được tiêm vắc-xin vẫn rất cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh khác, đặc biệt là thực hiện biện pháp 5K để bảo vệ bản thân, gia đình, đồng nghiệp và cộng đồng.

"Hãy cùng nhau thực hiện biện pháp 5K + Vắc xin để phòng chống dịch COVID-19", TS Phạm Quang Thái nhấn mạnh.

PGS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, không phải tất cả mọi người đều đáp ứng với việc chủng ngừa giống như nhau. Với hầu hết các vắc-xin, tỷ lệ bảo vệ không bao giờ là tuyệt đối 100%, vắc-xin COVID-19 cũng tương tự. Do vậy, vẫn có sự lây nhiễm bệnh đối với người đã tiêm đủ vắc-xin phòng COVID-19.

Có nhiều nguyên nhân, do tiêm vắc-xin không đúng lịch, tiêm không đủ mũi; do hệ thống miễn dịch không đáp ứng tốt trong việc tạo kháng thể; do người bệnh đã phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh khi vừa mới tiêm vắc-xin, hệ miễn dịch chưa kịp tạo ra kháng thể; hoặc do các tác nhân khác.

PGS. Trần Đắc Phu nhấn mạnh, sau khi tiêm vắc-xin, kể cả mũi 1 hay đủ 2 mũi, người được tiêm vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm theo nguyên tắc 5K của Bộ Y tế.

Thế giới Việt Nam Ấn Độ Braxin Thái Lan Campuchia Nhật Bản