Mùa dịch uống nước cam để tăng cường sức khỏe nhưng uống quá nhiều lại khiến cơ thể nguy hiểm tới mức này!

Vitamin C từ nước cam có tác dụng tăng cường sức đề kháng, làm sáng và đều màu da,... Nhưng lạm dụng có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, nhất là những người đang mắc các bệnh dạ dày.

Vào mùa dịch, những loại thực phẩm, đồ uống giàu vitamin C và vitamin D được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, với nước cam ép, việc uống quá nhiều có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Theo Livestrong, trong nước cam có chứa nhiều vitamin C, niacin, folate và nhiều chất dinh dưỡng khác. Đây cũng là một nguồn chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các tế bào tự do trong cơ thể.

Giá trị dinh dưỡng của nước cam ép

Nước cam có hàm lượng calories và đường tương đối thấp nên được xem như một loại nước uống vừa đem lại hương vị thơm ngon là giàu dinh dưỡng. Theo thống kê, một nửa cốc nước cam có thể cung cấp tới 69% DV vitamin C và một lượng nhỏ vitamin A, Canxi, Sắt, Kali, Magie và vitamin B-complex. Cụ thể:

+ 56 calories

+ 12,9 gram carbs

+ 0,9 gram protein

+ 0,2 gram chất xơ

+ 10,4 gram đường

+ 69% DV vitamin C

+ 1% DV vitamin A

+ 5% DV kali

+ 3% DV magie

+ 6% DV đồng

+ 1% DV sắt

+ 1% DV canxi

...

Ngoài ra, điều khiến nước cam mang giá trị dinh dưỡng nổi bật chính là hàm lượng chất chống oxy hóa cao. Nước ép cam tươi có chứa lượng lớn lutein, zeaxanthin, carotenoid và các hợp chất hoạt tính sinh học khác có tính chống oxy hóa.

Liên quan:

+ Sốt có nên uống nước cam không? Bị sốt virus nên ăn gì?

+ Người bị sốt nên ăn trái cây gì? 9 loại trái cây tốt nhất cho người bị sốt

Những rủi ro tiềm ẩn của việc uống quá nhiều nước cam

Mặc dù nước cam ép tốt cho sức khỏe nhưng vẫn có những rủi ro tiềm ẩn.

Khiến vòng eo trở nên "bánh mì" hơn

Một nửa cốc nước cam có chứa khoảng 56 calories và nếu bạn uống với lượng nhiều hơn thì có thể bạn sẽ nạp nhiều calories hơn là mức cần phải đốt cháy. Từ đó số cân nặng sẽ tăng lên.

Và hãy nhớ rằng, đường trong nước ép trái cây hay đường trong soda thì cũng vẫn là đường. Nên nếu tiêu thụ quá mức chúng sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn.

Tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA) hồi tháng 5/2019 cho biết, đường trong các loại nước ép trái cây có thể gây ra các phản ứng sinh học không khác gì với đường trong nước giải khát.

Thậm chí, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, nếu như ăn trái cây lành mạnh đúng cách thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ giảm xuống. Nhưng nếu uống nước ép trái cây quá mức dường như sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, nước ép trái cây thực tế không phải là một lựa chọn hoàn hảo cho người đang mắc bệnh tiểu đường - báo cáo trên BMJ tháng 7/2015 cho biết. Người bị tiểu đường type 1 có thể tiến triển lên type 2 nhanh hơn khoảng 7% trên một khẩu phần nước trái cây.

Nguy cơ hỏng răng

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) đã cảnh báo rằng, uống quá nhiều nước cam có thể làm hỏng răng của bạn.

Trái cây họ cam, quýt, chanh có tính axit cao và có thể ăn mòn men răng nếu tiêu thụ quá mức. Vì thế nếu như bạn đang gặp các vấn đề liên quan tới loét miệng (nhiệt miệng) hay các vết thương khoang miệng khác thì hãy xem xét loại bỏ các thực phẩm và đồ uống có tính axit cao như nước cam ra khỏi chế độ ăn cho tới khi vết thương lành lại.

Tóm lại

Mặc dù vẫn có một số mâu thuẫn trong các báo cáo nghiên cứu nhưng có một điều chắc chắn rằng: Tiêu thụ một loại thực phẩm hay đồ uống quá nhiều chưa bao giờ là tốt. Vì thế để tối đa hóa lợi ích mà nước cam mang lại, hãy uống ở mức độ vừa phải. Hoặc bạn có thể xem xét bằng việc ăn trực tiếp thay vì ép nước để tận dụng lượng chất xơ từ loại quả này đem lại - giúp ngăn ngừa sự gia tăng bất thường của đường huyết.

Các nhà khoa học khuyên rằng, người trưởng thành không nên uống quá 8oz mỗi ngày (~227ml). Trẻ em dưới 6 tuổi thì không nên uống quá 4 - 6oz nước trái cây mỗi ngày (~114ml - 170ml).

Theo Livestrong