3 kiểu nấu ăn biến thực phẩm lành mạnh cũng thành "độc hại", tiết lộ 7 cách thay thế giúp món ăn vừa ngon vừa tránh mắc bệnh

Cách nấu ăn tốt nhất là vừa tạo món ăn ngon, đồng thời giữ được lượng lớn vitamin, chất dinh dưỡng và không sản sinh chất độc gây hại sức khỏe. Nhưng không phải ai cũng đảm bảo những nguyên tắc này trong nấu nướng.

Phương pháp nấu ăn có thể giúp tăng hàm lượng dinh dưỡng của một loại thực phẩm nhưng thực sự có thể làm giảm mạnh hàm lượng dinh dưỡng của loại khác. Tóm lại, điều quan trọng là bạn cần đảm bảo đang đưa ra những lựa chọn lành mạnh nhất bằng cách hướng đến chế độ ăn uống cân bằng và chọn phương pháp nấu ăn tốt nhất cho chính mình và gia đình.

Cách nấu ăn tốt nhất không chỉ tạo ra các món ăn ngon mà còn giữ lại một lượng lớn vitamin và chất dinh dưỡng của thực phẩm.

Trong khi đó, một số kiểu nấu ăn như làm tăng lượng muối, chất béo bão hòa, đồng thời làm tăng khả năng phát huy chất gây ung thư được đánh giá là tệ nhất.

3 cách nấu ăn có thể biến thực phẩm thành "độc" hại thân

Chiên rán ngập dầu mỡ trong thời gian dài

Thực phẩm chiên ngập dầu là một trong những cách chế biến thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Kimberly Gomer (Giám đốc Dinh dưỡng tại Nutrition at Pritikin Longevity Center, Mỹ) giải thích: "Bất cứ lúc nào chúng ta chiên hoặc ăn đồ chiên - đặc biệt là chiên ngập dầu - điều đó không bao giờ tốt cho sức khỏe và vòng eo của bạn".

3 kiểu nấu ăn biến thực phẩm lành mạnh cũng thành độc hại, tiết lộ 7 cách thay thế giúp món ăn vừa ngon vừa tránh mắc bệnh - Ảnh 1.

Theo tạp chí y khoa The BMJ, thường xuyên ăn đồ chiên rán có liên quan đến việc tăng khả năng tử vong ở phụ nữ sau mãn kinh, tăng nguy cơ mắc bệnh tim nghiêm trọng và đột quỵ. Nếu bạn chiên đồ ăn, hãy nhớ chọn các loại dầu ăn lành mạnh hơn, chẳng hạn như dầu ô liu.

Làm thức ăn bốc khói

Thức ăn bốc khói trên bếp, nhất là các loại thịt, có thể gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn nếu ăn thường xuyên.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa ung thư đường ruột và việc thường xuyên ăn thực phẩm bốc khói là minh chứng rõ nét cho điều này.

3 kiểu nấu ăn biến thực phẩm lành mạnh cũng thành độc hại, tiết lộ 7 cách thay thế giúp món ăn vừa ngon vừa tránh mắc bệnh - Ảnh 2.

Nướng đồ ăn

Nướng làm cho thức ăn có hương vị thơm ngon và cũng có thể giúp giữ lại chất dinh dưỡng và cắt giảm chất béo. Tuy nhiên, điều quan trọng là không nướng thịt, hoặc các loại thực phẩm khác, đến mức làm chúng bị cháy.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Harvard Health, nướng có thể khiến thực phẩm tiếp xúc với các hóa chất gây ung thư có trong khói. Một nghiên cứu khác của tổ chức này cho thấy nướng ở nhiệt độ cao cũng có thể liên quan đến huyết áp cao.

3 kiểu nấu ăn biến thực phẩm lành mạnh cũng thành độc hại, tiết lộ 7 cách thay thế giúp món ăn vừa ngon vừa tránh mắc bệnh - Ảnh 3.

7 cách nấu ăn giúp giữ trọn hương vị và tránh mắc bệnh tốt nhất

Chiên trong nồi chiên không dầu

Nếu bạn muốn một phương pháp thay thế tốt cho sức khỏe hơn là chiên rán trên bếp đun thì chiên trong nồi chiên không dầu là một lựa chọn tuyệt vời.

Bạn có thể tạo ra một sản phẩm "giống như món chiên" mà không cần sử dụng dầu mỡ hoặc chỉ một lần duy nhất dùng bơ chiên với số lượng cực ít ỏi, giữ món ăn thơm ngon mà không thêm nhiều calo, chất béo.

3 kiểu nấu ăn biến thực phẩm lành mạnh cũng thành độc hại, tiết lộ 7 cách thay thế giúp món ăn vừa ngon vừa tránh mắc bệnh - Ảnh 4.

Hấp đồ ăn trong lò vi sóng

Lò vi sóng thực hiện cực kỳ tốt việc bảo tồn hàm lượng vitamin C trong món ăn, cũng như các chất dinh dưỡng khác thường bị giảm đi trong quá trình làm nóng. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một nghiên cứu, trong đó họ phát hiện ra rằng việc cho vào lò vi sóng và hấp có thể bảo quản tốt nhất chất flavonoid có trong bông cải xanh.

Nhà xuất bản Sức khỏe Harvard giải thích rằng lò vi sóng có thể làm được điều này một phần là do thời gian nấu ngắn hơn.

3 kiểu nấu ăn biến thực phẩm lành mạnh cũng thành độc hại, tiết lộ 7 cách thay thế giúp món ăn vừa ngon vừa tránh mắc bệnh - Ảnh 5.

Xào - cân nhắc nguyên liệu để bổ trợ nhau

Xào là một cách ngon để chế biến các loại thực phẩm đồng thời là một phương pháp thay thế lành mạnh hơn chiên rán ngập dầu. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là bạn sử dụng nguyên liệu nào khi xào. Ví dụ, một nghiên cứu được thực hiện ở Tây Ban Nha cho thấy rằng xào bông cải xanh với dầu ôliu hoặc dầu hướng dương giúp giữ lại hàm lượng vitamin C trong rau tốt hơn.

3 kiểu nấu ăn biến thực phẩm lành mạnh cũng thành độc hại, tiết lộ 7 cách thay thế giúp món ăn vừa ngon vừa tránh mắc bệnh - Ảnh 6.

Rang thực phẩm

Rang thực phẩm có thể giúp tăng hương vị của thực phẩm, đồng thời tăng cường hàm lượng dinh dưỡng.

Bạn có thể rang rau với một chút dầu nhỏ và một chút muối, thực sự có thể mang lại hương vị và tăng cường sự sẵn có của các chất dinh dưỡng như beta carotene, lycopene (một loại carotenoid có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim) và canxi. Tất nhiên, bạn cần căn cứ vào loại thực phẩm cụ thể để có thể áp dụng phù hợp nhất.

Nấu trong túi hút chân không

Ở đây, chúng ta sử dụng máy hút chân không kín hơi và thời gian nấu chậm giúp tạo ra những món ăn ngon. Phương pháp này không chỉ giúp khóa ẩm, tạo ra một món ăn ngon ngọt mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhiệt độ nấu nướng không xâm lấn và các chi tiết được đóng kín chân không đều giúp bảo quản các vitamin tan trong nước, chẳng hạn như vitamin C và B.

Nấu trong nồi áp suất

Bạn ném nguyên liệu vào, nhấn một nút và thế là xong, món ăn lành mạnh sẽ có sau một khoảng thời gian nhất định.

3 kiểu nấu ăn biến thực phẩm lành mạnh cũng thành độc hại, tiết lộ 7 cách thay thế giúp món ăn vừa ngon vừa tránh mắc bệnh - Ảnh 7.

Theo Cleveland Clinic, nấu ăn trong nồi áp suất có thể giúp bảo toàn chất dinh dưỡng của thực phẩm trong quá trình nấu nướng. Ví dụ, trong một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng bông cải xanh giữ lại đến 90% hàm lượng vitamin C khi được chế biến trong nồi áp suất.

Hấp

Hấp không chỉ là một cách chế biến thực phẩm dễ dàng, đơn giản mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Cornell, hấp các loại rau như cà rốt, ớt và bắp cải, có thể giúp cung cấp nhiều chất chống oxy hóa hơn so với khi ăn sống. Các vitamin tan trong nước, chẳng hạn như vitamin C và hầu hết các vitamin B, cũng giữ lại nhiều hơn trong quá trình hấp, trái ngược với khi luộc.

(Nguồn: Health, Eatthis)

https://afamily.vn/3-kieu-nau-an-bien-thuc-pham-lanh-manh-cung-thanh-doc-hai-tiet-lo-7-cach-thay-the-giup-mon-an-vua-ngon-vua-tranh-mac-benh-20211231125132655.chn