1. Đường trắng
Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AACR) đã từng công bố một nghiên cứu quy mô lớn khảo sát trên 3.184 người trưởng thành có độ tuổi từ 26 đến 84. Họ được theo dõi từ năm 1991 đến năm 2013 (tổng cộng 22 năm) nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ đồ uống có đường với nguy cơ mắc bệnh ung thư. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm người uống nhiều nước trái cây có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao 58%. Còn nhóm người uống nhiều đồ có đường lại có nguy cơ mắc ung thư dạ dày và bệnh béo phì lên đến 59%.
Từ đây có thể đấy, đường trắng cũng là một trong những tác nhân gây ung thư nghiêm trọng mà bạn nên tránh tiêu thụ. Khi bạn tiêu quá nhiều đường trắng, dạ dày sẽ phải làm việc nhiều hơn, từ đó dễ dẫn đến lão hóa niêm mạc đường tiêu hóa và gây tổn thương cơ quan dạ dày theo thời gian.
2. Rượu
Không thể coi thường tác hại của rượu bia lên dạ dày vì sau khi uống đồ có cồn, dạ dày sẽ bị kích thích niêm mạc, nhất là khi bạn tiêu thụ rượu trắng có nồng độ ethanol cao. Các nghiên cứu lâm sàng đã khẳng định rằng, khi lượng cồn tích tụ trong dạ dày lên đến 40%, nó có thể kích thích mạnh đến mô niêm mạc và gây ra các bệnh về dạ dày do rượu.
Ngoài ra, uống nhiều rượu bia lâu ngày cũng sẽ gây loét và bào mòn niêm mạc dạ dày liên tục, các tế bào dạ dày dễ bị tổn thương do hóa chất, từ đó dẫn đến thiếu axit dịch vị và vi khuẩn tiếp tục phát triển, làm xuất hiện bệnh ung thư dạ dày.
3. Mỡ lợn
Mỡ lợn có màu trắng và nó được xem là một loại dầu động vật chứa nhiều axit béo nên rất bất lợi cho sức khỏe con người, kể cả hệ tiêu hóa. Do khi nạp vào cơ thể một lượng lớn chất béo từ mỡ lợn có thể gây béo phì, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư dạ dày.
Đồng thời, do quá nhiều lipid tích tụ trong đường ruột có thể bám lực vào niêm mạc dạ dày, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ làm việc của dạ dày, gây ức chế nhu động dạ dày và làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày.
Nguồn: Sohu