70% cơ thể của con người là nước và nước có tác dụng giúp cơ thể duy trì các chức năng sinh lý bình thường. Việc uống quá ít nước, dễ khiến cơ thể mắc phải sỏi thật, bệnh gout, nhiễm trùng đường tiết niệu và thậm chí là có nguy cơ mắc tiểu đường.
1. Sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang
Khi lượng nước đưa vào cơ thể ít sẽ ảnh hưởng đến lượng nước tiểu thải ra, dễ khiến axit oxalic, ion canxi, axit uric trong nước tiểu tập trung và kết tủa ở thận, bàng quang, đường tiết niệu, cuối cùng hình thành sỏi, gây khó chịu khi đi tiểu và còn gây nên tình trạng tiểu máu.
2. Bệnh gout
Uống không đủ nước không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến chức năng thận mà còn gây ra bệnh gút là do axit uric dư thừa. Uống quá ít nước dẫn đến tiểu ít, dễ khiến chất thải không được chuyển hóa ra khỏi cơ thể, tích tụ lâu ngày dễ dẫn đến các cơn gout tấn công.
3. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Cũng liên quan đến việc uống quá ít nước, từ đó đi tiểu quá ít là nguy cơ mắc những bệnh về nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi bạn uống quá ít nước, vi khuẩn trong đường tiết niệu không thể được đào thải một cách thuận lợi theo nước tiểu. Khi chúng tồn tại lâu trong cơ thể sẽ dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
4. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhiều quốc gia, nó có liên quan mật thiết đến tình trạng cơ thể nạp không đủ nước. Nguyên nhân là khi cơ thể thiếu nước, lượng đường trong máu dễ dàng tăng cao hơn mức tiêu chuẩn, lâu ngày dễ làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường.
Khi vừa mới thức dậy, đây là thời điểm tốt để bổ sung nước. Uống nhiều nước hỗ trợ quá trình trao đổi chất của cơ thể và tạo cảm giác no. Ngoài ra, khi thực hiện bất kì hoạt động nào gây đổ mồ hôi đều dẫn đến mất nước, cần phải bổ sung liên tục để không bị mất cân bằng điện giải của cơ thể.