Khi nghĩ về những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đường ruột kém, chúng ta thường nghĩ đến đầy hơi, đi tiêu không đều, đau bụng... Nhưng thực tế, có một số dấu hiệu ít phổ biến nhưng cảnh báo sức khỏe đường ruột rất có vấn đề.
4 dấu hiệu không ngờ cảnh báo đường ruột có vấn đề
1. Đau đầu
Nếu bạn không chắc chắn nguyên nhân nào khiến mình bị đau đầu thì rất có thể đường ruột có vấn đề.
Một nghiên cứu vào năm 2020 được công bố trên tạp chí Journal of Headache and Pain, cho thấy chứng đau nửa đầu có liên quan đến rối loạn tiêu hóa (như IBS) và viêm ruột.
Nghiên cứu cũng cho thấy, chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu có thể cải thiện thông qua "các phương pháp ăn kiêng rất có lợi đối với hệ vi sinh vật đường ruột", ví dụ như bổ sung đủ chất xơ trong chế độ ăn uống. Trái cây và rau quả giàu chất xơ chính là những lựa chọn tuyệt vời nhất để đường ruột khỏe mạnh.
Đây cũng là dấu hiệu phổ biến cảnh báo đường ruột có vấn đề. Tuy nhiên, rất ít người không ngờ đến.
2. Mệt mỏi
Ngủ đủ giấc nhưng bạn vẫn thấy uể oải suốt cả ngày? Mệt mỏi về thể chất và tinh thần là một triệu chứng khác của sức khỏe đường ruột kém. Một nghiên cứu vào năm 2020 do Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ chia sẻ, đã nói về mối liên hệ này.
Cụ thể, mệt mỏi được cho là có liên quan đến các vấn đề tiêu hóa như táo bón.
3. Mắc bệnh chàm
Mặc dù bệnh chàm có thể là một tình trạng di truyền nhưng tình trạng kích ứng da của bạn có thể bùng phát tùy thuộc vào sức khỏe đường ruột.
Nghiên cứu năm 2018 được công bố bởi tạp chí Acta Dermato-Venereologica cho thấy vai trò của hệ vi sinh vật đường ruột trong bệnh viêm da dị ứng (bệnh chàm). Nghiên cứu cho thấy hệ vi sinh vật đường ruột "bị thay đổi" có thể tương quan với các triệu chứng của bệnh chàm.
Cụ thể, việc kê đơn thuốc kháng sinh để chữa bệnh chàm có thể làm trầm trọng thêm hệ vi sinh vật đường ruột. Việc sử dụng liên tục sẽ gây ra các triệu chứng rối loạn sinh lý như mệt mỏi mãn tính, viêm nhiễm và các vấn đề về tiêu hóa. Tốt nhất bạn nên nhờ đến tư vấn của bác sĩ nếu gặp phải những triệu chứng này khi đang chữa bệnh chàm, tránh tình trạng sức khỏe đường ruột thêm nặng hơn.
4. Căng thẳng hoặc lo lắng gia tăng
Theo Tạp chí Frontiers in Psychiatry, 95% serotonin trong cơ thể được sản xuất trong ruột. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi mức độ căng thẳng và sức khỏe đường ruột có mối liên hệ với nhau.
Nghiên cứu năm 2019 từ Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Thần kinh cũng khám phá mối quan hệ giữa viêm ruột với nguy cơ lo lắng và trầm cảm. Các nhà khoa học còn phát hiện, hệ vi sinh vật đường ruột đóng vai trò rất lớn trong phản ứng căng thẳng.
Muốn đường ruột khỏe mạnh nên tránh ăn 3 thứ
1. Đường bổ sung
Có rất nhiều lý do chính đáng để bạn cắt giảm đường bổ sung. Một lý do thuyết phục là, ăn quá nhiều đường sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi ở đường ruột, gây viêm nhiễm, nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra, đường bổ sung như đường tinh luyện được tiêu hóa nhanh chóng, làm tăng lượng đường trong máu, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
Đường tinh luyện bao gồm sucrose (đường ăn), xi-rô ngô có hàm lượng đường fructose cao, xi-rô cây thùa, đồ uống ngọt như soda.
2. Ngũ cốc tinh chế
Ngũ cốc tinh chế đã bị loại bỏ chất xơ, vitamin và khoáng chất, không có lợi cho đường ruột.
Một số loại ngũ cốc tinh chế phổ biến: bột mì trắng, bánh mì trắng, gạo trắng; bánh ngọt, mì ống và đồ ăn nhẹ làm bằng bột mì trắng.
3. Đồ chiên rán
Nghiên cứu được báo cáo trong Tạp chí Chăm sóc bệnh tiểu đường cho thấy, ăn đồ chiên rán khiến vi khuẩn trong đường ruột ít đa dạng hơn nhóm đối chứng, làm suy giảm lượng đường trong máu, viêm nhiễm cao hơn.
(Nguồn: Eating Well, Healthline)