Vai trò cụ thể của gan đối với cơ thể con người là tổng hợp protein và dự trữ glycogen, tiết ra mật để thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất béo, đồng thời chuyển hóa các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể thành các chất không độc hoặc ít độc hơn, từ đó tống khứ chúng ra bên ngoài. Ngoài ra, các tế bào thực bào phong phú trong gan có thể loại bỏ các chất lạ trong cơ thể và có tác dụng tạo máu.
Đông y cho rằng bệnh gan là cội nguồn của mọi bệnh tật bởi gan là cơ quan giải độc của cơ thể con người, nếu gan của một người không tốt thì các cơ quan khác của cơ thể chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, việc bảo vệ lá gan là đặc biệt quan trọng.
Trong khi đó, rau quả vốn được coi là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có những loại gây hại cực lớn cho gan và phá hủy sức khỏe mà bạn cần tránh xa.
1. Giá đỗ không rễ
Một số loại giá đỗ không rễ thường thấy trên thị trường, đặc biệt là giá đỗ tương, trong quá trình sinh trưởng của loại giá đỗ không rễ này, để chất lượng tốt hơn, nhanh hơn và mọc không ra rễ, các người sản xuất kém uy tín sẽ cho thêm các chất thúc đẩy tăng trưởng vào.
Thông thường, giá đỗ nuôi trồng tự nhiên sẽ mất khoảng 3 - 4 ngày mới thu hoạch được. Vì được chăm sóc hàng ngày nên loại giá đỗ này trông sẽ dài, mảnh, có nhiều rễ, hình thức trông không đẹp mắt lắm.
Ngược lại, loại giá đỗ được kích thuốc tăng trưởng lại có mẫu mã đẹp mắt, thân béo mập, giá thành cũng rẻ hơn nhưng lại không có rễ. Việc tiêu thụ loại giá đỗ không có rễ liên tục trong thời gian dài có thể làm gan sản sinh nhiều độc tố tích tụ, từ đó làm hại tới sức khỏe về lâu dài. Nghiêm trọng hơn, nếu không phát hiện ra sớm thì gan sẽ dần bị tổn thương và làm tế bào ung thư có cơ hội xâm nhập.
2. Củ gừng thối
Gừng thối sinh ra độc tố safrol cũng có thể gây ung thư, sau khi vào cơ thể người nó sẽ gây thoái hóa và hoại tử một số tế bào mô trong cơ thể, từ đó làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư gan và ung thư thực quản.
Nhiều người có thói quen bỏ phần gừng thối và tiếp tục ăn phần gừng không bị sao (nếu nhìn bằng mắt thường). Tuy nhiên, việc làm này cũng không giúp bạn tránh được độc tố mà nó sinh ra. Vì phần bị thối của gừng chỉ là tổn thương cục bộ ở giai đoạn đầu thối rữa nhưng các chất độc hại như safrol sinh ra đã đồng thời lan sang các bộ phận khác, thậm chí những phần không bị thối nếu nhìn bằng mắt thường có thể còn chứa một lượng chất độc lớn hơn thế.
3. Bí ngô già lâu năm
Hàm lượng đường trong những quả bí già để lâu rất cao, sau một thời gian dài thịt bí sẽ bị quá trình cồn kỵ khí làm chất lượng thịt giảm sút, sau khi ăn những quả bí già này, các chất được sinh ra đó sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe dù nhìn bề ngoài quả bí vẫn hoàn toàn nguyên vẹn.
4. Cà chua chưa chín
Nhiều người thích ăn cà chua vì hàm lượng dinh dưỡng trong loại thực phẩm này cũng tương đối cao. Thế nhưng, việc ăn cà chua khi quả còn xanh có thể khiến cơ thể hấp thụ phải một số chất độc.
Sau khi ăn vào vừa gây chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa và các hiện tượng ngộ độc khác, không hề tốt cho sức khỏe lá gan nên bạn cần đặc biệt chú ý, đặc biệt là bệnh nhân viêm gan B.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This