Rau quả phát triển sẽ sinh ra một lượng vi khuẩn, do đó, rau sau khi mua về nhà thường được rửa sạch rồi nấu chín để giảm tác hại của vi khuẩn đối với cơ thể con người. Dù vậy, một số loại rau được xử lý không đúng cách sẽ khiến chất độc, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người qua đường ăn uống, cũng có thể làm tăng gánh nặng cho gan thận, thậm chí khiến gan bị ảnh hưởng lớn trong quá trình chuyển hóa chất độc. Thậm chí nhiều người còn bị ngộ độc, ung thư khi ăn rau sai cách.
Những trường hợp này không phải là hiếm, vì vậy bạn cần phải chú ý đến cách ăn đối với từng loại thực phẩm, đặc biệt là 4 loại rau dưới đây.
1. Đậu chưa được nấu chín kỹ
Các loại đậu chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất có lợi cho sức khỏe con người, tuy nhiên, nhiều hộ gia đình lại xử lý đậu một cách không đúng. Thông thường, đậu được rửa sạch trước, cắt khúc rồi cho trực tiếp vào nồi đảo đều nhưng cách nấu này rất dễ làm cho đậu chưa chín hẳn dù nhìn bên ngoài đã rất ngon mắt rồi.
Nhiều người cho rằng đậu chỉ ngon khi còn giòn và nửa chín, nhưng đậu sống lại rất có hại cho cơ thể con người, không chỉ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của đường tiêu hóa mà còn gây rối loạn chuyển hóa ở gan, dễ dẫn đến ngộ độc. Do đó, khi mua đậu về nhà nên luộc qua nước sôi để đậu biến chất hoàn toàn, như vậy đậu sẽ chín ngon hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Rau chân vịt chưa chần qua
Bản thân rau chân vịt có chứa nhiều chất diệp lục và các chất dinh dưỡng khác, rất có lợi cho chức năng gan. Tuy nhiên, nếu không chế biến rau chân vịt trước khi ăn cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, vì rau chân vịt có chứa một lượng lớn axit oxalic. Nước đun sôi có thể đào thải độc tố hiệu quả, nhưng nếu nấu và ăn trực tiếp mà không chần qua nước sôi sẽ khiến lượng axit oxalic của rau chân vịt xâm nhập vào cơ thể quá nhiều và tăng gánh nặng cho cơ thể con người.
Hàm lượng lớn axit oxalic có trong rau chân vịt sẽ khiến canxi trong cơ thể biến đổi và trở thành một chất có tên là canxi oxalat, nó không chỉ gây ra các phản ứng khó tiêu ở đường tiêu hóa mà còn dễ khiến gan bị tăng gánh nặng chuyển hóa, gây khó chịu cho cơ thể con người. Vì vậy, rau chân vịt phải được chần qua trước khi ăn.
3. Mộc nhĩ ngâm quá lâu
Nhiều người biết rằng mộc nhĩ tươi có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc cho cơ thể con người, do đó, chúng ta ít khi thấy mộc nhĩ tươi được bày bán trên thị trường mà chỉ thấy mộc nhĩ khô. Để có thể sử dụng được, chúng ta cần ngâm mộc nhĩ với nước.
Nhưng ngâm mộc nhĩ cũng cần chú ý, vì nếu ngâm quá lâu sẽ khiến số lượng vi khuẩn hoặc nấm mốc tăng lên, độc tính rất mạnh, dễ gây phản ứng ngộ độc cho người. Thậm chí, nếu tiêu thụ mộc nhĩ ngâm lâu trong thời gian dài có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến gan, gây ung thư gan.
4. Khoai tây mọc mầm
Khoai tây là nguyên liệu phổ biến nhưng khoai tây sau khi để lâu sẽ nảy mầm, nhiều gia đình cắt bỏ phần mô nảy mầm này đi và nấu chín để tiêu thụ như bình thường. Tuy nhiên, khoai tây nảy mầm cũng có thể gây phản ứng độc hại trong cơ thể người nên cách xử lý tốt nhất đối với nó là vứt bỏ.
Điều này là bởi khi khoai tây mọc mầm, tinh bột chuyển hóa thành solanine và chaconine-alpha, là hai chất có thể gây ngộ độc cho người. Việc cắt bỏ những phần mọc mầm cũng không thể loại bỏ được toàn bộ lượng chất độc đã nhiễm vào củ khoai, vì vậy, bạn đừng tiếc rẻ nó.
Vì vậy, ăn nhiều rau có lợi rất nhiều cho sức khỏe con người, nhưng chúng ta phải cảnh giác trong việc xử lý một số loại rau để tránh những nguy hại không đáng có cho sức khỏe.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This