4 sai lầm gây hại da tay, tự mang chất độc vào người khi dùng nước rửa chén, dù bát đĩa ngày Tết có chồng chất đến đâu cũng đừng mắc phải

Rửa bát đĩa vào những ngày bày tiệc, tụ tập dịp Tết đúng là cơn ác mộng của nhiều người. Tuy nhiên, dù có mệt mỏi hay vội thế nào cũng đừng mắc phải những sai lầm gây hại cho sức khỏe.

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, lời đồn dùng nhiều nước rửa bát có thể gây ung thư, sảy thai lại khiến không ít người đặc biệt là chị em phụ nữ thêm hoang mang. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định rằng bản thân các loại nước rửa chén bát không gây ung thư.

Thành phần chính của chúng là natri alkyl sulfonate, chất tạo bọt, tinh chất trái cây, chất tạo màu, chất tạo mùi… Mặc dù đúng là hấp thụ quá nhiều natri alkyl sulfonate có thể dẫn tới sảy thai hay dị tật thai nhưng thực tế hàm lượng chất này trong nước rửa chén bát là quá ít để gây ra điều đó.

Tuy nhiên, các thành phần trong nước rửa chén vẫn có thể gây hại đến sức khỏe ở 1 mức độ nhất định. Vì vậy, không chỉ dịp Tết mà bất cứ khi nào cũng đừng mắc phải 4 sai lầm phổ biến sau:

1. Không đeo găng tay

Nhiều người vì chủ quan cho rằng da tay mình khỏe, lành tính hoặc không muốn khó thao tác, sợ rửa bát không sạch nên thường lười đeo găng tay.

4 sai lầm gây hại da tay, tự mang chất độc vào người khi dùng nước rửa chén, dù bát đĩa ngày Tết có chồng chất đến đâu cũng đừng mắc phải - Ảnh 1.

Thực chất, việc làm này đang tạo cơ hội cho hóa chất tẩy rửa trong đó làm khô da, bong tróc, ăn mòn và tổn thương lớp biểu bì, móng tay của bạn. Tệ hơn, hóa chất có thể thấm qua da, vào cơ thể nếu tiếp xúc lâu ngày.

Vì vậy, bất cứ khi nào dùng nước rửa chén bát hãy đeo găng tay. Nếu sợ không “thật tay”, có thể chọn loại găng tay mỏng, ôm sát để dễ dàng làm việc hơn. Rửa xong, cũng đừng quên rửa sạch tay với nước, sau đó thoa kem dưỡng da tay.

2. Ngâm bát đũa lâu trong nước rửa chén

Không ít người quan niệm, việc ngâm bát đũa lâu hơn trong nước rửa chén sẽ làm bát đũa sạch hơn. Tuy nhiên, đó là suy nghĩ sai lầm và phản khoa học.

4 sai lầm gây hại da tay, tự mang chất độc vào người khi dùng nước rửa chén, dù bát đĩa ngày Tết có chồng chất đến đâu cũng đừng mắc phải - Ảnh 2.

Các chuyên gia khuyến cáo, dù nước ngâm này chỉ là dung dịch nước rửa bát đã được pha loãng nhưng việc làm này càng có hại cho sức khỏe. Bởi vì các hóa chất càng có thời gian để ngấm sâu vào trong các dụng cụ nhà bếp, lại thêm thời gian sản sinh vi khuẩn. Nhất là khi sử dụng các loại bát đĩa kém chất lượng, sau đó xả không đủ kỹ.

Tốt nhất, chỉ nên ngâm chúng với nước thường hoặc nước ấm. Nếu các vết bám, dầu mỡ quá cứng đầu, có thể ngâm với nước rửa chén cực loãng pha nước ấm trong nhiều nhất là 30 phút, tuyệt đối không để qua đêm.

3. Cho trực tiếp nước rửa chén lên bát đĩa

Rất nhiều người có thói quen đổ trực tiếp nước rửa lên chén bát vì vội hoặc thiếu hiểu biết, cho rằng dung dịch rửa chén càng đậm đặc thì hiệu quả sẽ càng cao hơn. Tuy nhiên cách làm này lại vô cùng tai hại với sức khỏe. Chúng làm cho lượng hóa chất bám lại trên bề mặt chén đĩa còn tồn dư rất nhiều dù cho bạn đã rửa những chiếc bát sạch sẽ và không còn sờ thấy nhờn rít.

4 sai lầm gây hại da tay, tự mang chất độc vào người khi dùng nước rửa chén, dù bát đĩa ngày Tết có chồng chất đến đâu cũng đừng mắc phải - Ảnh 3.

Các chuyên gia khuyến cáo, việc làm này sẽ khiến bát đũa ngấm hóa chất và hóa chất này sẽ ngấm vào thực phẩm khi đựng thức ăn. Chúng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe gia đình bạn, đồng thời làm giảm hương vị món ăn và mau hỏng bát đĩa.

4. Dùng nước rửa chén pha loãng để rửa củ, quả

Đừng nghĩ rằng cùng là chất tẩy rửa, lại pha cực loãng thì nước rửa chén bát có thể thay thế cho nước rửa trái cây, rau củ chuyên biệt. Thực chất, thành phần của chúng không hề giống nhau, hàm lượng, cách pha chế và tác dụng cũng hoàn toàn khác.

4 sai lầm gây hại da tay, tự mang chất độc vào người khi dùng nước rửa chén, dù bát đĩa ngày Tết có chồng chất đến đâu cũng đừng mắc phải - Ảnh 4.

Nước rửa trái cây và rau quả có chứa chất hoạt động bề mặt thực vật, có thể làm giảm tỷ lệ các ion kim loại nặng trong khi nước rửa chén quá nhiều hóa chất khó làm sạch, chất tẩy rửa bề mặt cực mạnh.

Hơn nữa, đừng nghĩ rằng trái cây, các loại củ có lớp vỏ bảo vệ, khi ăn gọt vỏ đi thì có thể tránh được độc hại. Thực chất, chúng vẫn có thể thẩm thấu vào tận bên trong và gây hại cho con người ngay cả khi nấu chín.

Nguồn và ảnh: QQ, Eat This, Aboluowang

https://ahadep.com/4-sai-lam-gay-hai-da-tay-tu-mang-chat-doc-vao-nguoi-khi-dung-nuoc-rua-chen-du-bat-dia-ngay-tet-co-chong-chat-den-dau-cung-dung-mac-phai-20220130100413212.chn