Bắt đầu ngày mới với một bữa sáng bổ dưỡng và lành mạnh không chỉ giúp kiểm soát huyết áp mà còn duy trì năng lượng cần thiết cho cả ngày. Bạn có rất nhiều sự lựa chọn cho bữa sáng, nhưng để có 1 bữa sáng giúp đẩy lùi bệnh cao huyết áp thì đây chính là 5 gợi ý tuyệt vời dành cho bạn, thông tin này được đăng tải trên Truyền hình New Delhi (Ấn Độ) mới đây.
1. Yến mạch
Yến mạch rất giàu chất xơ, giúp giảm huyết áp. Bạn có thể kiểm soát chặt chẽ lượng natri (muối) ăn vào do yến mạch có hàm lượng natri khá thấp, rất thích hợp cho bệnh nhân tăng huyết áp.
2. Trái cây tươi kết hợp với phô mai
Phô mai là một lựa chọn ăn sáng khác để kiểm soát huyết áp hiệu quả. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vi khuẩn axit lactic hoạt động có trong phô mai có thể giúp giảm huyết áp.
Tuy nhiên, bạn nên sử dụng sữa chua ít béo không đường và hương vị nhân tạo, hoặc thêm trái cây để làm phong phú thêm hương vị và dinh dưỡng cho bữa sáng.
3. Các loại trứng gia cầm
Đây là loại thực phẩm được rất nhiều người lựa chọn cho bữa sáng vì nó rất giàu dinh dưỡng, giá thành rẻ và ngon miệng.
Trong lòng trắng trứng có chứa albumin, một loại protein chứa peptit, có thể giúp giảm huyết áp, rất thích hợp cho những người bị cao huyết áp.
4. Các loại hạt kết hợp với sữa ít béo
Các loại hạt giàu kali nên rất tốt cho việc giảm huyết áp, hãy chọn sữa ít béo hoặc hỗn hợp các loại hạt cho bữa sáng dinh dưỡng hơn.
Các loại hạt tốt nhất sẽ là hạt bí ngô, quả hồ trăn, hạnh nhân, hạt điều và quả óc chó.
5. Chuối kết hợp với các loại quả mọng
Chuối chứa kali, giàu chất chống oxy hóa và không chứa natri, có thể giúp kiểm soát huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch. Khi ăn và sử dụng nó với các loại quả mọng khác nhau như dâu tây, nho, việt quất... bữa sáng của bạn sẽ được bổ sung thêm rất nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C, polyphenols và anthocyanins, cũng giúp giảm huyết áp hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng có thể uống trà xanh vào buổi sáng và nhớ hạn chế thực phẩm nhiều natri, thức ăn đóng hộp hay chế biến sẵn, thường xuyên đo huyết áp và đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu tăng huyết áp bất thường.
Nguồn và ảnh: NDTV, HK01