Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ chỉ nên tiêu thụ 24g đường mỗi ngày, trong khi đối với nam giới là 36g. Nhưng bạn biết không, một lon súp cà chua có thể chứa tới 20g đường trong mỗi khẩu phần ăn và nước ép táo cũng chứa tới khoảng 25g đường trong một cốc.
Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn những thực phẩm quen thuộc có nhiều đường mà chúng ta thường không hề biết đến điều đó.
1. Nước súp đóng hộp
Bạn nghĩ rằng món súp mua ở cửa hàng sẽ là sự kết hợp lành mạnh giữa nước và các loại rau bổ dưỡng. Nhưng khi bạn phóng to các thông tin về dinh dưỡng, bạn sẽ nhận thấy rằng hàm lượng đường trong một lon súp tương đương với toàn bộ lượng đường cần thiết trong cả 1 ngày của bạn. Điều này đặc biệt phổ biến trong nước súp làm từ cà chua, do nhà sản xuất cần dùng đường để cân bằng độ chua của cà chua.
2. Sữa chua ít béo
Những thực phẩm được quảng cáo là ít chất béo thường rất thu hút những người đang ăn kiêng hay ăn healthy. Nhưng không hẳn thực phẩm nào cũng thực sự tốt cho bạn, nhất là sữa chua ít béo.
Một khẩu phần sữa chua nguyên chất béo ngậy có 4,7g đường, trong khi một khẩu phần sữa chua Hy Lạp có thể có tới 6 đến 12g đường. Các thực phẩm ít chất béo thường được bổ sung thêm đường để làm tăng hương vị và độ đặc của nó. Thậm chí, một số loại sữa chua ít béo có thể chứa các dạng chất ngọt không tốt cho sức khỏe như đường sucrose hoặc sirô ngô có hàm lượng fructose cao.
3. Sốt salad không béo
Tương tự như sữa chua, nước sốt trộn salad có ít chất béo và calo hơn nhưng lại tăng lượng đường.
Theo tính toán, 2 thìa nước sốt salad đóng hộp có thể chứa khoảng 7-10g chất béo. Vậy nên nếu bạn đang muốn giảm cân hãy tự làm nước sốt trộn salad tại nhà để đảm bảo rằng không có quá nhiều đường, không chất bảo quản hoặc các thành phần không lành mạnh khác.
Các công thức làm nước sốt salad bạn có thể tham khảo trên mạng, khá đơn giản và thường có dầu ô liu, giấm, một chút muối và hạt tiêu.
4. Tương cà
Nước sốt đóng chai (gói) này được rất nhiều người yêu thích từ trẻ em đến người lớn. Tương cà là sự kết hợp của hương vị ngọt và chua. Tương cà thường được chấm khi thưởng thức đồ ăn nhanh, bánh mì kẹp.
Tuy nhiên, một muỗng tương cà tương đương với cả một viên đường, khoảng 4g đường. Không chỉ vậy, trong tương cà đóng chai đều chứa một lượng đáng kể sirô ngô có hàm lượng fructose cao, một trong những nguyên nhân gây bệnh béo phì và bệnh tim.
5. Bơ đậu phộng
Bơ đậu phộng chứa nguồn protein dồi dào và là thực phẩm không thể thiếu trong tủ thức ăn. Tuy nhiên, một số loại bơ đóng hộp chứa nhiều dầu và đường không tốt cho sức khỏe.
Nếu đang sử dụng bơ đậu phộng, bạn hãy thử đọc thành phần có trong nhãn dinh dưỡng của nó. Thông thường, các loại bơ đóng hộp có chứa tới 8g đường trong 2 muỗng bơ. Vậy nên hãy nghiên cứu kỹ các loại bơ đậu phộng trước khi mua sử dụng để giữ được vóc dáng như ý.
6. Khoai tây chiên
Khoai tây chiên là món ăn tủ của rất nhiều bạn nhỏ, nhiều người biết rằng ăn khoai tây chiên là rất béo, tuy nhiên có thể bạn chưa biết lượng đường không ngờ có trong nó.
Một túi khoai tây chiên có thể có hàm lượng đường bằng khoảng 3-5% khối lượng túi khoai đó. Điều này đặc biệt phổ biến ở khoai tây chiên có hương vị như thịt nướng, ớt ngọt, mật ong hoặc khoai tây chiên vị phô mai. Tùy thuộc vào số lượng khoai tây chiên bạn ăn, thông thường 15 miếng khoai tây chiên vị thịt nướng đã có thể có 2g đường. Khoai tây chiên cũng chứa nhiều tinh bột khi đưa vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành một dạng đường gọi là glucose.
7. Trái cây sấy khô
Nhiều người nghĩ rằng trái cây sấy khô vẫn giữ được chất dinh dưỡng và thậm chí có thể ăn để giảm cân như hoa quả tươi. Tuy nhiên đây là một suy nghĩ sai lầm.
Khi trái cây bị mất nước, chất dinh dưỡng cần thiết đều bị mất đi để lại đường trong những miếng trái cây sấy khô, vậy nên hàm lượng đường có trong chúng là rất cao. Khi ăn nhiều trái cây sấy khô bạn có thể bị tăng cân không kiểm soát.
Nguồn và ảnh: BrightSide