7 tác dụng phụ không thể ngờ khi uống nước me vào mùa hè

Mùa hè ai cũng thích ăn các món có me, uống nước me nhưng cần lưu ý những tác hại từ loại quả này để tránh hại sức khỏe.

Vào những ngày hè oi bức, me luôn là loại quả đem đến hương vị hấp dẫn cho món canh chua, món súp, giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn. Uống nước me vào mùa hè cũng giúp đã khát, giải nóng trong cực tốt nên được mọi người, từ già đến trẻ đều coi là khoái khẩu.

7 tác dụng phụ không thể ngờ khi uống nước me vào mùa hè - Ảnh 1.

Trong Đông y, đây còn là vị thuốc quý. Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết, trong Đông y, quả me có vị chua, tính mát, dùng để thanh nhiệt, giải nắng, giúp tiêu hoá, lợi trung tiện và nhuận tràng. Quả me rất tốt cho người thường xuyên bị táo bón, nóng trong, người hay bị mụn nhọt... Mặc dù vậy, theo Stylecraze, loại quả này cũng có những tác dụng phụ đi kèm mà ít ai biết.

7 tác dụng phụ khó lường của quả me khi dùng thường xuyên

1. Nguy cơ dị ứng

Dị ứng là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của me. Rất nhiều người nhạy cảm với các thành phần của loại quả này, cuối cùng xuất hiện các triệu chứng như phát ban, ngứa, viêm, cảm giác châm chích, choáng váng, ngất xỉu, nôn mửa, khó thở... khi ăn me.

7 tác dụng phụ không thể ngờ khi uống nước me vào mùa hè - Ảnh 2.

Dị ứng là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của me.

2. Có thể bị hỏng men răng

Me có tính axit cao. Do đó, bạn có thể bị hỏng men răng nếu ăn quá nhiều. Nếu ăn me quá nhiều, men răng của bạn có khả năng bị ăn mòn bởi thành phần axit của nó. Đừng bao giờ quên, ăn me quá nhiều một lúc cực kỳ không tốt cho sức khỏe cũng như vẻ ngoài của hàm răng.

3. Gây trào ngược axit

Me là loại quả giàu tính axit. Khi ăn, nồng độ axit sẽ tăng lên trong đường tiêu hóa, đặc biệt là ở dạ dày.

Vì vậy, nếu bạn đang mắc các vấn đề về tiêu hóa như bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GORD) hoặc trào ngược axit, bạn nên tránh ăn me. Nếu không, bạn sẽ bị nhiễm axit cấp tính.

7 tác dụng phụ không thể ngờ khi uống nước me vào mùa hè - Ảnh 3.

Nếu bạn đang mắc các vấn đề về tiêu hóa thì nên tránh ăn me.

4. Nguy cơ bị co mạch nếu đang dùng thuốc co mạch

Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc co mạch nào (bất kể đó là thuốc làm từ thảo mộc hay thực phẩm bổ sung...), bạn nên tránh xa những món ăn có me. Loại quả này được biết đến với tác dụng làm co mạch bằng cách thúc đẩy quá trình thu hẹp mạch máu. Cuối cùng, nó dẫn đến lưu thông máu chậm, thậm chí tắc nghẽn mạch máu .

5. Tương tác với một số loại thuốc kháng sinh

Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào cho mắt, hãy cẩn thận việc ăn me. Một số nhà nghiên cứu cho thấy, loại trái cây này tương tác với những thuốc kháng sinh nhãn khoa, dẫn đến các nguy cơ không mong muốn về da cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể.

7 tác dụng phụ không thể ngờ khi uống nước me vào mùa hè - Ảnh 4.

Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào cho mắt, hãy cẩn thận việc ăn me.

6. Gây hại khi dùng kèm thuốc nhuận tràng

Ăn me giúp nhuận tràng. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng bất kỳ sản phẩm nhuận tràng nào khác, hãy đảm bảo không dùng loại quả này.

Điều quan trọng là bạn nên sử dụng quả me đúng cách. Nhất là vào mùa hè. Tránh lạm dụng ăn me, uống nước me thì chúng lại rất tốt cho sức khỏe. Healthline liệt kê 3 tác dụng tuyệt vời của quả me như sau:

3 tác dụng của me khi dùng đúng cách

1. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Me chứa polyphenol như flavonoid giúp điều chỉnh cholesterol. Một nghiên cứu trên chuột đồng có cholesterol cao cho thấy chiết xuất từ quả me làm giảm tổng lượng cholesterol, cholesterol LDL và chất béo trung tính.

7 tác dụng phụ không thể ngờ khi uống nước me vào mùa hè - Ảnh 5.

Me chứa polyphenol như flavonoid, giúp điều chỉnh cholesterol.

Một nghiên cứu khác trên động vật cho thấy, các chất chống oxy hóa trong me giúp giảm tác hại oxy hóa đối với cholesterol LDL, là nguyên nhân chính gây ra bệnh tim.

2. Giảm huyết áp, chống viêm, tốt cho người tiểu đường

Me chứa hàm lượng magie tương đối cao. Đây là thành phần quan trọng giúp giảm huyết áp, chống viêm và phòng chống cả bệnh tiểu đường type 2.

3. Kháng nấm, kháng virus và kháng khuẩn

Chiết xuất me chứa các hợp chất tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, trong đó chủ yếu là nhờ lupeol. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy loại cây này có thể có hoạt tính kháng nấm, kháng virus và kháng khuẩn. Nó cũng đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh như sốt rét.

https://afamily.vn/7-tac-dung-phu-khong-the-ngo-khi-uong-nuoc-me-vao-mua-he-20220617183946647.chn