Thực tế, nếu ăn mình bánh mì và những sản phẩm chế biến từ bánh mì thường không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cơ thể. Bánh mì được làm từ một ít bột mì, nhào với bột nở để bánh phồng to lên. Do đó, nó không có nhiều chất dinh dưỡng, chỉ là thức ăn bổ sung có tác dụng "chữa đói" kịp thời.
Tuy nhiên việc lạm dụng bánh mì có thể đem lại cho bạn những rủi ro về sức khỏe không đáng có.
Ảnh minh họa
Bánh mì gây tăng cân
Bánh mì trắng có hàm lượng tinh bột cao nên khi ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể dư năng lượng và tích dưới dạng mỡ thừa. Bánh mì trắng được cơ thể hấp thụ rất nhanh, khiến mau đói và từ đó ăn nhiều hơn. Các yếu tố này sẽ dẫn đến tăng cân và tích tụ mỡ bụng nếu ăn quá nhiều.
Bánh mì "ngậm" nhiều muối
Các loại bánh mì thường chứa một lượng muối nhất định, đặc biệt là ở một số dạng bánh mì như hamburger, pizza hay sandwhich... Khi bạn tiêu thụ các loại bánh mì dạng như trên đồng nghĩa với việc bạn đang nạp vào cơ thể một lượng muối quá mức.
Bánh mì khiến mỡ máu tăng cao
Bánh mì được làm từ bột ngũ cốc đã xay nhuyễn. Vì ở dạng bột nên cơ thể rất nhanh chóng tiêu hóa và chuyển hóa thành đường glucose trong máu, tăng nguy cơ sản sinh ra hormone chất béo insulin. Bánh mì ngũ cốc thậm chí còn có chỉ số GI cao hơn (chỉ số Glycemic) so với hầu hết các thanh kẹo như Snickers.
Khi lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng, nó cũng có thể hạ xuống quá nhanh khiến cơ thể rơi vào trạng thái đói. Nếu tiếp tục làm đầy dạ dày bằng bánh mì, chu trình này sẽ diễn ra liên tục dẫn tới tình trạng béo phì, tăng cân mất kiểm soát.
Ảnh minh họa
Làm tăng nguy cơ tiểu đường loại 2
Ăn bánh mì trắng sẽ khiến đường huyết tăng đột ngột. Khi đường huyết tăng đột ngột, cơ thể sẽ tiết một lượng lớn insulin vào máu. Insulin sẽ đưa lượng đường này vào bên trong các tế bào.
Nếu tình trạng đường huyết tăng đột ngột diễn ra quá thường xuyên, các tế bào sẽ trở nên kháng insulin, dẫn đến cơ thể khó kiểm soát đường huyết và tăng nguy cơ tiểu đường loại 2.
Bánh mì làm gia tăng cholesterol xấu
Theo các nghiên cứu, bột bánh mì có thể làm gia tăng một loại cholesterol xấu có liên quan đến bệnh tim mạch là cholesterol LDL tới 60% trong khoảng 12 tuần.
Nhiều người cho rằng cholesterol sản sinh bởi chất béo nhưng thủ phạm cũng có thể là lúa mì và những chiếc bánh mì tưởng chừng vô hại chúng ta sử dụng hằng ngày.
Bánh mì gây mệt mỏi mãn tính
Mệt mỏi mãn tính đang trở thành "căn bệnh thế kỷ" và điều đáng ngạc nhiên, bánh mì được coi là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh này. Bánh mì có chứa những chất như protein biến đổi gene, gây ra các triệu chứng của sự mệt mỏi liên tục và hiện tượng thừa cân. Các nhà khoa học đã từng chỉ ra rằng việc sử dụng bánh mì trắng với số lượng không giới hạn dẫn đến thiếu chất xơ trong cơ thể, gây ảnh hưởng hoạt động bình thường của não bộ.
Làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng
Bánh mì không thể là nguồn thực phẩm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như rau quả tươi, trái cây, cá, trứng hoặc thịt. Không chỉ ít chất dinh dưỡng, bánh mì còn làm giảm sự hấp thu chất từ các thực phẩm khác. Các axit phytic có trong lúa mì sẽ khóa toàn bộ khoáng chất như sắt, kẽm, canxi không cho cơ thể hấp thụ vì khi axit phytic tác dụng với chúng sẽ tạo thành các phản ứng hóa học không tạo thành chất dinh dưỡng. Trong khi đó, gluten gây tổn thương niêm mạc ruột, khiến việc hấp thu các chất dinh dưỡng cũng không còn hiệu quả.
Ảnh minh họa
3 lưu ý nhất định phải biết khi ăn bánh mì
- Chỉ nên dùng bánh mì thay thế cho bữa sáng và bữa ăn nhẹ, không ăn bánh mì vào buổi tối vì năng lượng dư thừa không được đốt cháy sẽ chuyển hóa thành mỡ trắngm tích tụ ở eo đùi, bụng... gây tăng cân mất kiểm soát. Tuyệt đối không thay bánh mì với cơm vì sẽ khiến các bạn dễ tăng cân mất kiểm soát.
- Nên đọc kỹ thành phần các loại bánh mì để dễ dàng lựa chọn ra loại chứa ít calo và chất béo nhất phù hợp với mục đích sử dụng.
- Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 2- 3 lát bánh mì, nên kết hợp ăn kèm bánh mì với rau củ quả, súp, thịt bò, thịt nạc, cá,... để tăng hàm lượng chất xơ đưa vào cơ thể và khi ăn cũng sẽ đỡ ngán hơn.