Trong một bài viết được chia sẻ bởi bác sĩ Yang Jinggang, phó Trưởng khoa Bệnh viện Fuwai thuộc Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc, cho biết nếu sau 45 tuổi, bạn giữ sạch mạch máu, phổi và ruột, thì khả năng cao bạn sẽ sống thọ.
1. Mạch máu
Ảnh: Sohu
Mạch máu có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Sau tuổi 45, nếu mạch máu trở nên bẩn và xuất hiện mảng bám, huyết khối, điều này có thể gây tắc nghẽn hoặc ảnh hưởng đến việc cung cấp máu, từ đó gây chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, mù lòa... Trường hợp nặng có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như nhồi máu não cấp tính, đau thắt ngực, liệt nửa người và đột quỵ.
Bạn có thể tự kiểm tra xem mạch máu có khỏe mạnh không bằng cách nâng chi dưới lên góc 70 hoặc 80 độ trong một phút.
Kết quả kiểm tra:
- Da của các chi bình thường (theo hướng xuôi xuống bàn chân) sẽ có màu đỏ nhạt hoặc hơi trắng. Nếu có màu trắng nhạt hoặc trắng như sáp, điều đó cho thấy nguồn cung cấp máu động mạch không đủ.
- Sau đó buông thõng chi dưới xuống. Màu da của người bình thường có thể được phục hồi trong vòng 10 giây. Nếu thời gian hồi phục vượt quá 45 giây và màu sắc không đồng đều, chứng tỏ có sự rối loạn cung cấp máu động mạch. Lúc này, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra thêm.
- Với bệnh nhân mắc tiểu đường, bạn nên thường xuyên đến bệnh viện để siêu âm màu mạch máu chi dưới hoặc thực hiện các bài kiểm tra đánh giá tình trạng mạch máu.
2. Phổi sạch
Các cơ quan, hệ thống, mô và tế bào khác nhau của cơ thể con người luôn tiêu thụ oxy. Khi xảy ra tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Khi phổi sạch và khỏe mạnh, khả năng miễn dịch của bạn sẽ được tăng cường và có thể duy trì trạng thái khỏe mạnh. Ngược lại, nếu phổi bị nhiễm bẩn, không khỏe mạnh sẽ dễ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như ho, hen suyễn, viêm phổi và ung thư phổi.
Những người bị tổn thương phổi đến một mức độ nhất định thường đi kèm với các triệu chứng tương ứng, chẳng hạn như ho, đờm, ho ra máu, đau ngực, tức ngực, khó thở sau khi hoạt động, môi tím tái. Nếu người hút thuốc lâu ngày bị ho, có đờm kéo dài, đặc biệt là vào mùa thu đông, kèm theo khó thở sau khi hoạt động thể chất, đau ngực và sụt cân thì bạn nên cẩn thận trước nguy cơ ung thư phổi.
Khi bệnh phổi trở nặng, thiếu oxy vào cơ thể qua phổi sẽ gây ra chứng xanh tím ở môi và các ngón tay bị tật. Nếu bạn có những triệu chứng trên, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Để biết rõ phổi có khỏe hay không, cần sử dụng các xét nghiệm phụ trợ. Vì vậy, những người trên 40 tuổi nên đến bệnh viện thường xuyên để kiểm tra chức năng phổi như đo huyết áp và chụp CT ngực một lần một năm để phòng ngừa bệnh tật. Trước khi nó xảy ra, hãy phát hiện sớm và điều trị sớm.
3. Ruột sạch
Ruột là cơ quan tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, ngoài ra còn có chức năng giải độc và đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể con người. Trong suốt cuộc đời của một người, ruột xử lý trung bình 65 tấn thức ăn và đồ uống. Ruột hấp thụ khoảng 99% chất dinh dưỡng và hơn 80% chất độc trong cơ thể con người được bài tiết qua ruột.
Tuy nhiên, áp lực cuộc sống và công việc ngày càng tăng, chế độ ăn uống không hợp lý, lão hóa sẽ khiến môi trường trong ruột của chúng ta bị rối loạn, số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột sẽ giảm đi, trong khi hệ thực vật có hại tiếp tục gia tăng, từ đó đường ruột bị nhiễm bẩn.
Nếu con người không thể đại tiện đúng giờ, các chất độc trong ruột có thể tiếp xúc với thành ruột quá lâu, có khả năng thẩm thấu vào cơ thể con người, gây ra các vấn đề về sức khỏe như ung thư ruột kết, các bệnh về tim mạch, mạch máu não, nám da...
Ngoài ra, nếu chức năng hàng rào ruột bị tổn thương, vi khuẩn gây bệnh sẽ xuyên thủng hàng rào bảo vệ của niêm mạc ruột, xâm nhập vào các bộ phận khác của cơ thể, gây ra nhiều loại bệnh. Hơn 50 bệnh, bao gồm béo phì, tiểu đường, ung thư... đã được kiểm chứng có liên quan đến sự mất cân bằng hệ thực vật đường ruột.