Bác sĩ BV Hồng Ngọc cảnh báo về triệu chứng khó thở mà người trẻ cũng có nguy cơ gặp phải rất cao

Khó thở là một triệu chứng có thể gây ảnh hưởng đến nhịp thở, thậm chí còn dễ gây rối loạn nhịp thở nên bạn đừng chủ quan bỏ qua những lưu ý sau đây nhé!

Khó thở là gì?

Theo Bác sĩ Saing Pisy (Trưởng Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc): "Khó thở là triệu chứng xuất hiện có thể ảnh hưởng đến nhịp thở và rất dễ gây rối loạn nhịp thở. Nhịp thở thông thường được chia theo từng độ tuổi, dựa theo chỉ số sau đây để đánh giá khi nào người thân của bạn có dấu hiệu khó thở:

- Với bé từ 0 - 6 tháng tuổi: nhịp thở dao động từ 25 - 60 lần/phút là bình thường.

- Với bé từ 6 - 12 tháng tuổi: nhịp thở dao động từ 25 - 35 lần/phút là bình thường.

- Với bé từ 12 tháng - 5 tuổi: nhịp thở dao động từ 20 - 30 lần/phút là bình thường.

- Với trẻ lớn và người lớn: nhịp thở dao động từ 16 - 24 lần/phút là bình thường.

Đối với người lớn và trẻ lớn, chúng ta có thể đánh giá nếu nhịp thở trên 25 lần/ phút hoặc dưới 15 lần/ phút thì nên chủ động quan sát và đi kiểm tra ngay. Còn với các bé từ 0 tháng - 5 tuổi, chỉ số nếu thấp hoặc lớn hơn so với mốc trên thì được tính là khó thở bất thường".

Khó thở về đêm là dấu hiệu của bệnh gì?

Ở người trưởng thành, do ban ngày làm việc quá căng thẳng, áp lực nên họ thường tiêu thụ nhiều caffeine. Chính điều này là nguyên nhân dễ gây khó ngủ về đêm. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải triệu chứng khó thở về đêm, gây khó ngủ thường xuyên thì rất có thể bạn đã mắc phải một số căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn bên trong cơ thể. Điển hình là những bệnh như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, tâm thần hoảng loạn, suy tim, hen suyễn, phù phổi...

Bác sĩ BV Hồng Ngọc cảnh báo về triệu chứng khó thở mà người trẻ cũng có nguy cơ gặp phải rất cao - Ảnh 2.

Cách khắc phục triệu chứng khó thở về đêm

Khó thở về đêm liên quan đến một số bệnh lý và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là giới trẻ đang ở độ tuổi tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, chỉ bằng một số biện pháp đơn giản tại nhà, bạn sẽ có thể kiểm soát được triệu chứng khó chịu này, nên nhớ phải áp dụng thường xuyên và lâu dài để có hiệu quả nhé!

- Chế độ ăn uống hợp lý là một biện pháp hiệu quả và lâu dài: Bạn cần bổ sung các chất béo từ thực vật như dầu đậu nành, dầu olive, dầu hướng dương bởi các loại chất béo lành tính có khả năng hạn chế tăng lượng CO2 trong máu và cung cấp năng lượng cao. Còn các chất béo từ thịt mỡ sẽ chứa nhiều cholesterol gây bệnh béo phì, mỡ trong máu và ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của cơ thể. Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung các vitamin A, C, E có trong rau củ, trái cây tươi.

Bác sĩ BV Hồng Ngọc cảnh báo về triệu chứng khó thở mà người trẻ cũng có nguy cơ gặp phải rất cao - Ảnh 3.

- Chế độ luyện tập thể dục được thực hiện và duy trì đều đặn mỗi ngày nên vô cùng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, hít thở khí trời trong lành buổi sáng rất cần thiết cho những bạn mắc phải bệnh hen suyễn hay phù phổi, làm tăng cường sức khỏe nói chung và hệ hô hấp nói riêng. Tuy nhiên, bạn phải tập hít thở đúng cách, đi bộ hay chạy bộ với tốc độ nhanh nhưng phải dừng lại từ từ, không nên dừng đột ngột.

- Thư giãn, giảm căng thẳng bằng cách cân bằng công việc, thời khóa biểu trường lớp hợp lý để tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái. Trước khi ngủ, thay vì nghĩ đến công việc, những điều lo lắng hay lướt Internet, bạn có thể nghe nhạc nhẹ hoặc đọc những quyển sách yêu thích để dễ dàng chìm vào giấc ngủ ngon.

Một khi đã thay đổi lối sống lành mạnh, tích cực nhưng cơn khó thở về đêm vẫn tiếp tục kéo dài và ngày càng nặng hơn thì bạn nên tìm gặp bác sĩ để khám bệnh cũng như tìm ra nguyên nhân để chữa trị kịp thời.

Bác sĩ BV Hồng Ngọc cảnh báo về triệu chứng khó thở mà người trẻ cũng có nguy cơ gặp phải rất cao - Ảnh 4.
https://ahadep.com/bac-si-bv-hong-ngoc-canh-bao-ve-trieu-chung-kho-tho-ma-nguoi-tre-cung-co-nguy-co-gap-phai-rat-cao-20220211150006252.chn