Nhiều nguy cơ đối với bệnh nhân hậu COVID-19
Gần đây xuất hiện một số quan điểm cho rằng, người từng mắc COVID-19 sẽ sinh ra kháng thể và “bất tử” trước bệnh dịch này. Họ sinh ra tâm lý trước sau gì cũng mắc bệnh, mắc càng sớm thì càng tốt và thờ ơ với việc tự phòng bệnh. Thế nhưng trên thực tế, rất nhiều trường hợp lại “hối không kịp” trước những di chứng đáng sợ hay còn gọi là di chứng hậu COVID.
Theo BS CKI Đinh Quốc Anh - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK Hồng Ngọc, di chứng hậu COVID là một hội chứng xảy ra ở một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân đã khỏi bệnh và được đặc trưng bởi các triệu chứng lâm sàng sau 4 tuần kể từ khi bắt đầu các triệu chứng cấp tính. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã tổng hợp báo cáo "các tình trạng sau COVID" bao gồm:
- Mệt mỏi;
- Thở gấp hoặc khó thở;
- Ho;
- Đau khớp;
- Đau ngực;
- Các vấn đề về trí nhớ, khả năng tập trung hoặc giấc ngủ;
- Đau cơ hoặc đau đầu;
- Nhịp tim nhanh hoặc đập thình thịch;
- Mất mùi hoặc vị;
- Trầm cảm hoặc lo lắng;
- Sốt;
- Chóng mặt khi đứng lâu…
Các triệu chứng tồi tệ hơn sau khi hoạt động thể chất hoặc tinh thần.
BS CKI Đinh Quốc Anh - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK Hồng Ngọc
Các tình trạng này có thể kéo dài hàng tuần đến hàng tháng và tác động đa cơ quan bao gồm các biểu hiện lâm sàng liên quan đến hệ thống tim mạch, phổi, thận và thần kinh trung ương… Ảnh hưởng này tương tự như các trường hợp nhiễm trùng nặng dẫn đến suy nhược cực độ và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Dựa trên dữ liệu hạn chế từ nhiều nghiên cứu từ Trung Quốc, Pháp, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Ý đã đánh giá hậu quả lâu dài của COVID-19 cấp tính cho thấy những bệnh nhân có bệnh lý từ trước được coi là có nhiều nguy cơ mắc hội chứng hậu COVID-19. Các bệnh đó bao gồm bệnh phổi, béo phì, đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, bệnh tim mạch mãn tính, các khối u ác tính tiềm ẩn, những người ghép tạng và bệnh gan mãn tính và người lớn tuổi cũng có nguy cơ gia tăng. Ngoài ra, các bệnh nhân nữ cũng dễ bị các triệu chứng của hội chứng hậu COVID-19 đặc biệt là mệt mỏi, lo lắng và trầm cảm.
Đặc biệt, nhiều nghiên cứu khác nhau cũng đã chỉ ra các tác động tiêu cực của việc lây nhiễm SARS-CoV-2 đối với khả năng sinh sản và hệ thống sinh sản của phụ nữ (giảm khả năng thụ thai) và nam giới (giảm số lượng và chất lượng tinh trùng).
Những di chứng đáng sợ hậu COVID-19 cho thấy không hề tồn tại cái gọi là “bất tử” như nhiều người đồn đoán. Người đã từng mắc COVID-19 không những phải đối mặt với nguy cơ tái mắc mà còn phải đề phòng những hậu họa khó lường mà nó để lại.
Ảnh minh họa: Times of India
Người mắc COVID-19 có thể làm gì?
COVID-19 đã tàn phá khắp thế giới và sẽ tiếp tục là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu cho đến khi phần lớn dân số được tiêm vắc-xin phòng bệnh này. Nhờ chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 toàn dân, hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, đã tiêm đủ ít nhất hai mũi vắc-xin phòng COVID-19 đang điều trị tại nhà và tiến triển rất tốt.
Tuy nhiên, tất cả bệnh nhân COVID-19 cần được theo dõi chặt chẽ trong quá trình hồi phục đặc biệt là cần tối ưu hóa việc điều trị các bệnh lý cùng tồn tại như tiểu đường, bệnh thận mãn tính, tăng huyết áp đối với các bệnh nhân có bệnh lý nền kể trên.
Bệnh nhân và người nhà có thể học cách tự theo dõi tại nhà bằng các thiết bị được Bộ Y tế chấp thuận bao gồm nhiệt kế, máy đo oxy theo mạch, máy đo huyết áp và máy đo đường huyết.
Bệnh nhân cần thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh, duy trì giấc ngủ thích hợp, hạn chế sử dụng rượu và bỏ thuốc lá, giữ vệ sinh môi trường nhà ở thông thoáng và thực hiện đầy đủ 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Nếu sức khỏe cho phép, bệnh nhân có thể tham gia một chương trình tập thể dục miễn là chúng không có chống chỉ định nào khác.
Dấu hiệu bệnh tình trở nặng khi điều trị F0 Covid-19 tại nhà
Bệnh nhân tự điều trị COVID-19 tại nhà cần có sự trao đổi chặt chẽ với các bác sĩ chuyên khoa để chăm sóc sức khỏe một cách đúng đắn và tốt nhất đối với từng bệnh nhân. Khi có các dấu hiệu bất thường như:
- Khó thở, thở nông, thở nhanh, nhịp thở đếm >20 lần/phút;
- Đau tức ngực dữ dội liên tục; Chỉ số SPO2 <96%;
- Chỉ số đo mạch nhanh >120 lần/phút;
- Bệnh nhân có dấu hiệu lơ mơ, lừ đừ, không ăn uống được… cần liên hệ ngay đến bác sĩ và cơ sở y tế gần nhất.
Bệnh viện Hồng Ngọc tiên phong triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe bệnh nhân hậu COVID-19
Đặc biệt, việc quản lý hội chứng hậu COVID-19 đòi hỏi một phương pháp toàn diện được thực hiện bởi các bác sĩ thuộc các chuyên khoa khác nhau. Bệnh nhân sau khi được xét nghiệm và chẩn đoán khỏi bệnh COVID-19 cần phải tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc thăm khám định kỳ.
Khi có các triệu chứng bất thường và kéo dài như khó thở, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, đau cơ khớp, rụng tóc, một số trường hợp mất mùi, mất vị giác… bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh trường hợp như một số bệnh nhân khi dương tính thì “khỏe như vâm”, đến khi hết bệnh thì bị “hành” cho “lên bờ xuống ruộng” vì hậu COVID.