Củ riềng cũng là vị thuốc quý phòng chữa nhiều bệnh. Riềng được trồng trước ít nhất 1000 năm sau Công nguyên ở Trung Quốc. Vào cuối thế kỷ XI đầu thế kỷ XII, một triết gia người Đức đã đặt tên cho riềng là "gia vị của cuộc sống". Việc sử dụng loại gia vị này lan sang châu Âu, nơi riềng được sử dụng làm mọi thứ, từ trà cho đến điều trị nhiễm trùng mũi.
Một nghiên cứu ở Đan Mạch cũng đã xem xét ảnh hưởng của thân rễ riềng, kết hợp với chiết xuất từ quả lựu giúp tinh trùng ở nam giới khỏe mạnh.
Ảnh minh họa
Theo Thư viện Y học Quốc gia Mỹ, riềng làm tăng nồng độ testosterone huyết thanh đáng kể ở cả hai nhóm được điều trị so với nhóm đối chứng. Ngoài ra, tỷ lệ về khả năng sống sót và khả năng vận động của tinh trùng ở cả hai nhóm được thử nghiệm đều tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy loại cây này có thể hứa hẹn trong việc tăng cường các thông số sức khỏe của tinh trùng.
Theo nghiên cứu hiện đại, thành phần hóa học của củ riềng có khoảng 1% tinh dầu, có mùi thơm long não, chủ yếu có xineola và metylxinnamat. Ngoài ra, trong riềng còn có chất dầu vị cay gọi là galangola được dùng để làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đầy hơi.
Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị. Bài thuốc từ củ riềng có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu thức ăn, chữa đau bụng do lạnh, phong thấp, sốt rét, hắc lào, lang ben...
7 món ăn bài thuốc chữa bệnh từ củ riềng
Chữa viêm họng
Đem gừng tươi cạo sạch vỏ rồi cho vào dung dịch với tỉ lệ 10gr muối - 100ml nước sôi để nguội. Ngâm trong vài ngày, mang ra giã nhỏ rồi phơi hoặc sấy khô. Cuối cùng đem bột riềng thu được ngâm với nước chanh tươi khoảng 10 phút đến 15 phút rồi lại đem sấy khô. Lặp lại bước cuối cùng từ 3 đến 4 lần là có thể sử dụng.
Khi viêm họng, lấy một nhúm bột ngậm chặt trong miệng, nuốt từ từ. Mỗi ngày hãy kiên trì ngậm từ 2 đến 3 lần sẽ giúp giảm đau họng. Bài thuốc này còn có hiệu quả với chứng đầy bụng, ho, đau răng,...
Ảnh minh họa
Chữa tiêu chảy
Do riềng có tính ôn ấm bao tử, kích thích tiêu hóa giúp cho chuyển hóa trong đường tiêu hóa tốt hơn. Những người có triệu chứng tiêu hóa kém, ăn xong có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy có thể dùng củ riềng tán bột uống trước bữa ăn mỗi lần 5g. Nếu chữa tiêu chảy thì cho thêm búp ổi, nụ sim tán bột, uống với nước sau bữa ăn sẽ hiệu quả hơn.
Chữa khó tiêu
Người bị tỳ vị hư hàn hay có triệu chứng bụng sôi, khó tiêu, bụng đau râm ran, đại tiện phân lỏng do ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn sống, lạnh, cay, uống rượu, hút thuốc… có thể dùng 1 củ riềng nhỏ khoảng 12g thêm lá lốt, lá ổi, gừng tươi, sắc uống ngày 2-3 lần, uống thuốc khi thấy hết triệu chứng thì dừng.
Chữa đau dạ dày do hư hàn
Người gặp lạnh hay đói đau nhiều, đầy bụng, nôn nước trong, đại tiện lỏng, ăn uống không ngon, sợ lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm): củ riềng, hương phụ mỗi vị 8g, bách hợp, đan sâm mỗi vị 30g, ô dược 10g, đinh hương 7g, sa nhân 4g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày
Chữa đau xương khớp
Có thể dùng bài thuốc từ củ riềng để xoa bóp vào những chỗ đau do trật ngã, sang chấn, sưng đau các khớp… Bài thuốc như sau: Củ riềng phơi khô 20g, thiên niên kiện 16g, quế 24g, thạch xương bồ 20g, trần bì (sao) 16g, nhân hạt gấc (sao vàng) 20g. Các vị thái nhỏ, bỏ vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm và xoa bóp.
Chữa hắc lào
Đem giã nát 100gr củ riềng ngâm với 200ml cồn 90 độ. Thời gian ngâm càng lâu thì dược liệu càng có tác dụng. Dùng chất này bôi lên vùng da bị hắc lào nhiều lần trong ngày sẽ thấy tình trạng bệnh giảm dần.
Ảnh minh họa
Chữa lang ben
Dùng 100gr củ riềng với 100gr củ chút chít, gọt vỏ rửa sạch và giã nát ra. Trộn hai dược liệu này với một quả chanh rồi đem đun nóng. Sử dụng bằng cách lấy bông y tế thấm đều dung dịch xoa lên vùng da cần điều trị. Chăm chỉ thực hiện trong 5 đến 7 ngày, mỗi ngày 2 lần sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý cần nhớ khi sử dụng củ riềng
Củ riềng tốt nhất nên sử dụng nó như một loại gia vị trong ẩm thực. Nếu bạn muốn sử dụng củ riềng như một vị thuốc để chữa bệnh, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp.
Ngoài ra, không nên tự ý sử dụng củ riềng cho phụ nữ mang thai. Vì củ riềng là một loại thuốc theo phương pháp Đông y, nên đôi khi nó không phù hợp với sức khỏe của phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Trong giai đoạn nhạy cảm này, cần thận trọng trong việc sử dụng thực phẩm.