Xiaoli là một bà mẹ 9x mới sinh con lần đầu ở Trung Quốc. Tuy nói phụ nữ sau sinh thường gặp nhiều may mắn theo quan niệm của người dân địa phương nhưng cô lại không phải vậy. Sau khi sinh con, Xiaoli vẫn gầy gò, thấp bé, dù giữ được vóc dáng nhưng cô lại rất phiền lòng vì quá gầy, thiếu sữa mẹ, việc cho con bú cũng trở thành vấn đề lớn.
Để tăng sữa cho con bú, Xiaoli đã thử nhiều phương pháp, mẹ chồng của cô ngày nào cũng hầm canh cá chép cho ăn nhưng hiệu quả không rõ rệt.
Vì vậy, Xiaoli cuối cùng đã phải cho đứa bé uống sữa bột. Tuy nhiên, những người lớn tuổi trong gia đình cảm thấy sữa bột không đủ dinh dưỡng và không nên cho bé uống, do đó mẹ chồng của Xiaoli đã bổ sung thêm một số loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho bé khi bé được khoảng 4 tháng tuổi.
Lúc đầu nuôi con của cô rất trắng trẻo, mập mạp, Xiaoli không nghĩ là có chuyện gì, nhưng thấy con được gần một tuổi thì bắt đầu biếng ăn. Điều này khiến cô có chút lo lắng, vội vàng bế đứa bé đến bệnh viện.
Sau khi thăm khám, bác sĩ cho biết bé bị hoại tử một đoạn ruột non cần phải cắt bỏ, nguyên nhân là do bé được bổ sung thực phẩm dinh dưỡng quá sớm và bổ sung sai cách! Trước khi trẻ được 1 tuổi, các cơ quan khác nhau đặc biệt mỏng manh, mức độ tiêu hóa của lá lách và dạ dày thấp, sự trao đổi chất của thận kém, nếu làm việc này có thể dẫn đến hoại tử ruột.
Trẻ em dưới 1 tuổi cần tránh 3 loại thực phẩm
1. Gia vị
Nhiều người lớn tuổi quan niệm rằng "ăn mặn sinh ra sức mạnh", khi trẻ còn nhỏ thì bắt đầu cho muối, bột ngọt và các loại gia vị khác vào thức ăn bổ sung để có mùi và hương vị, trẻ nhỏ sẽ nghiện mà ăn nhiều hơn.
Tuy nhiên, với trẻ chưa đầy 1 tuổi thì không thể ăn bất kỳ gia vị nào, kể cả nước sốt cà chua, nước trộn salad, mật ong và đường... Ngoài việc dạ dày và thận phải chịu gánh nặng của muối natri canxi thì mật ong có thể mang theo độc tố botulinum ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và sức khỏe của trẻ.
2. Nước dùng, súp xương
Răng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khả năng nhai kém, tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vì lo lắng khi cho trẻ ăn dặm nên đun một ít nước dùng và nước hầm xương, họ cảm thấy món súp đó rất giàu chất dinh dưỡng. Chẳng hạn như nước hầm xương chứa nhiều canxi có tác dụng thúc đẩy sự phát triển thể chất của trẻ.
Tuy nhiên, canxi trong thịt và xương ít khi có thể hòa tan trong nước canh, ngược lại, nước canh chứa nhiều dầu mỡ, dạ dày và ruột của bé không tiêu hóa được, làm quá tải lá lách và dạ dày sẽ dễ gây tích tụ thức ăn và khó tiêu.
3. Nước ép trái cây, nước ép rau củ
Nhiều bố mẹ muốn bổ sung vitamin, chất xơ, rau củ quả cho con nhưng khi bé còn nhỏ chưa ăn được hoa quả trực tiếp thì họ lại nghĩ đến chuyện ép thành nước hoa quả, nước ép rau củ cho bé uống.
Tuy nhiên, chất xơ sẽ bị phá hủy trong quá trình ép, các chất dinh dưỡng như muối khoáng cũng bị mất đi ở các mức độ khác nhau. Trong nước hoa quả ép, giữ lại nhiều nhất là đường, dễ dẫn đến sâu răng. Ngoài ra, đường cũng có thể gây thêm gánh nặng cho lá lách và dạ dày, khiến thức ăn khó tiêu, kém hấp thu dinh dưỡng và làm bé chậm phát triển.
Vì vậy, cha mẹ phải chú ý đến thực phẩm bổ sung của trẻ để tránh trẻ ăn không đúng cách có thể gây hại cho cơ thể.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Eat This