Bí mật khỏe đẹp, dẻo dai của "bà mẹ một con" Phạm Hương chính là loại củ giá 1.000 đồng, nhưng chị em coi chừng "rước họa" nếu phạm 3 điều này

Xinh đẹp và giàu có nhưng "loại thuốc" mà Phạm Hương sử dụng để giảm cân và luôn khỏe mạnh không phải là thứ gì quá xa xỉ mà lại chính là loại củ quen thuộc này.

Dù đã rời xa Showbiz khá lâu nhưng cuộc sống và những bí quyết chăm sóc sắc đẹp của Hoa hậu Phạm Hương vẫn luôn là mối quan tâm của nhiều người hâm mộ. Không ít người bày tỏ thắc mắc vì sao đã gần 30 tuổi và đang là bà mẹ một con mà vóc dáng của nàng Hoa hậu vẫn thon gọn, khỏe khoắn như ngày còn son rỗi. Trước thắc mắc của người hâm mộ, Phạm Hương từng có dịp chia sẻ về bí quyết của mình.

Phạm Hương chia sẻ bí quyết bảo vệ vóc dáng nhờ sử dụng gừng tươi.

Phạm Hương cho biết, bí quyết khỏe mạnh và giữ cân nặng của cô chính là thường xuyên sử dụng gừng tươi trong các bữa ăn bởi thực phẩm này vừa làm ấm bụng lại có tác dụng hỗ trợ giảm cân tốt. Ngoài ra, việc tập yoga hay các bài tập gym nhẹ giúp cơ thể cô săn chắc hơn.

Chia sẻ của Phạm Hương khiến rất nhiều chị em ngạc nhiên và vô cùng tò mò. Gừng từ lâu đã được coi là gia vị quen thuộc trong căn bếp của các gia đình Việt nhưng đem lại hiệu quả trong việc phục hồi sức khỏe và vóc dáng thì không phải ai cũng biết.

Bí mật khỏe đẹp, dẻo dai của bà mẹ một con Phạm Hương chính là loại củ giá 1.000 đồng, nhưng chị em coi chừng rước họa nếu phạm 3 điều này - Ảnh 2.

Phạm Hương luôn thon gọn, xinh đẹp dù đã một lần sinh nở.

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong Đông y, gừng tươi còn có tên gọi là sinh khương, có vị cay, tính ấm. Có tác dụng tán hàn, long đờm, thường được sử dụng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa.

Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, chữa nhiều bệnh như viêm nhiễm, thấp khớp, đau nhức, tim mạch... củ gừng còn có tác dụng giữ ấm và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Đặc biệt, chất gingerol và shogaol có trong gừng khiến cho quá trình phân hủy chất béo diễn ra nhanh hơn, đồng thời ngăn cản chất béo tự nhiên phát triển.

Không những vậy, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng nước gừng có tác dụng giải độc, chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp tiêu diệt các gốc tự do và phòng chống ung thư.

Bí mật khỏe đẹp, dẻo dai của bà mẹ một con Phạm Hương chính là loại củ giá 1.000 đồng, nhưng chị em coi chừng rước họa nếu phạm 3 điều này - Ảnh 3.

Dù bổ dưỡng và tiện dụng đến thế, nhiều bác sĩ Đông y lẫn chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên rằng việc dùng gừng cũng cần phải nắm rõ một số lưu ý vì tùy vào cách sử dụng của con người mà gừng trở thành thần dược hay một loại… độc dược.

Hãy ghi nhớ 3 điều sau khi dùng gừng để giảm cân hay bồi bổ sức khỏe kẻo sinh thêm bệnh.

1. Đừng dùng gừng vào buổi tối

Cổ nhân Trung Quốc có câu: "Ăn gừng buổi sáng còn bổ hơn sâm, dùng gừng ban đêm chẳng khác nào ăn thạch tín". Lý do là vào buổi tối, dương khí thu lại, âm khí trong cơ thể nhiều hơn, tính nóng của củ gừng sẽ phát huy tác hại, gây ra đau bụng, khó ngủ, nóng trong cho người dùng.

2. Đối tượng không nên sử dụng gừng

- "Người thiếu âm": Những người "thiếu âm" thường có cấu tạo da khô, đặc trưng nhất là tay và chân luôn nóng, dễ đổ mồ hôi tay, hay khô miệng, khô mắt, mũi, da…, cảm thấy khó chịu, ngủ kém. Việc dùng gừng sẽ khiến các triệu chứng "thiếu âm" trở nên nghiêm trọng hơn.

- Người nóng trong: Gừng là loại củ có tính ấm, người nóng trong sử dụng sẽ khiến cơ thể cảm thấy khó chịu hơn.

Bí mật khỏe đẹp, dẻo dai của bà mẹ một con Phạm Hương chính là loại củ giá 1.000 đồng, nhưng chị em coi chừng rước họa nếu phạm 3 điều này - Ảnh 4.

- Người mắc bệnh gan: Với bệnh nhân bị bệnh gan tốt nhất không nên ăn gừng vì nó kích thích các hoạt động bài tiết của tế bào gan, rất có hại khi các tế bào này trong trạng thái bị kích thích, thậm chí dẫn đến hoại tử.

- Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng: Gừng có tác động mạnh mẽ đến niêm mạc dạ dày. Nếu đang bị kích ứng niêm mạc hoặc có vết loét mà dùng gừng sẽ kích thích thêm quá trình này, khiến dạ dày bị quá tải, dẫn đến tổn thương nghiêm trọng hơn.

- Người bị huyết áp cao: Bệnh nhân bị huyết áp cao thì không thể dùng gừng trong bất cứ lý do gì, nhất là uống nước gừng vào đúng thời điểm huyết áp tăng kẻo tình trạng nặng hơn, từ đó có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.

3. Đừng dùng quá nhiều gừng trong một lúc

Theo lương y Bùi Đắc Sáng: "Ăn nhiều gừng trong thời gian dài có thể sinh toét mắt, chảy nước mắt sống. Người có tạng nóng, hay lở miệng, táo bón… cũng không nên tiêu thụ gừng vì có thể khiến tình trạng nặng hơn".

Bí mật khỏe đẹp, dẻo dai của bà mẹ một con Phạm Hương chính là loại củ giá 1.000 đồng, nhưng chị em coi chừng rước họa nếu phạm 3 điều này - Ảnh 5.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), việc ăn quá nhiều gừng sẽ làm tăng nguy cơ gây ung thư gan vì gừng chứa nhiều chất safrol. Nghiên cứu này đã được thử nghiệm trên chuột bằng cách thêm 0,04% đến 1% hàm lượng safrol vào thức ăn của chuột trong 150 ngày đến 2 năm. Cuối cùng, những con chuột được thử nghiệm đều đã mắc ung thư gan.