Ở làng Nan'ao, Phụng Hóa, Ninh Ba (Trung Quốc), tuổi thọ trung bình của dân làng ở đây có thể đạt tới 80,9 tuổi, cứ 100 người thì có một người sống trên trăm tuổi và không có bệnh nhân ung thư. Người dân địa phương có "bí quyết" gì?
Ngay khi bước vào làng, bạn có thể thấy nhiều ông bà nông dân đang làm việc trên cánh đồng. Nhìn thần thái của họ khi họ vung cuốc, bạn có tin rằng nhiều người trong số họ đã ở tuổi tám mươi, chín mươi?
Trên những con đường đất, đường đá nhỏ của ngôi làng, người bên ngoài tiến vào đều đi khập khiễng, nhưng các cụ già ở đây lại đi như bay, như đi trên đường đất bằng.
Ở làng Nan'ao, Phụng Hóa, Ninh Ba (Trung Quốc), người dân chưa từng biết đến "bệnh ung thư"
Gặp bà cụ Vương 96 tuổi trông rất khỏe khoắn, tự tay làm hết việc nhà như nấu nướng, giặt quần áo, thậm chí những chiếc tay áo, chăn màn sờn rách, bà cũng tự tay khâu vá mà không cần sự giúp đỡ của người khác.
Bà Vương kể rằng bà sống ở làng này lâu như vậy và bà chưa bao giờ nghe nói có ai mắc bệnh ung thư, và cũng rất ít trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo. Khi được hỏi về các phương pháp duy trì sức khỏe, bà cũng không biết bí quyết gì, chỉ biết rằng các loại rau và trái cây bà thường ăn đều do bà tự trồng.
Tình cờ, chú Đông hàng xóm vừa đi ruộng về, trên tay còn cầm mớ rau vừa hái: "Chú nhìn xem, củ cải, bắp cải, khoai tây mà chúng tôi ăn đều là tự trồng, ít mua bên ngoài. Hình như có người đến đặc biệt nghiên cứu, nói trong đất của chúng tôi có một loại chất nào đó, hàm lượng đặc biệt cao, trồng rau chất vào rau, chúng tôi thường xuyên ăn nên sức khỏe mới tốt được như vậy".
Selen - bí quyết sống khỏe của dân làng Nan'ao
Sau khi tra cứu dữ liệu liên quan, hóa ra đất ở làng Nan'ao có hàm lượng nguyên tố vi lượng cao đáng kinh ngạc, đặc biệt là selenium (selen).
Theo thống kê, hàm lượng selen trong đất địa phương là 55 microgam trên 100 gam, cao hơn năm lần so với mức trung bình của Trung Quốc! Hàm lượng selen trong các loại cây trồng trên loại đất này, chẳng hạn như gạo và chè, cao gấp 3-5 lần mức trung bình tại quốc gia này!
Chú Đông (dân làng Nan'ao) nói dân làng luôn "tự cung tự cấp", rất ít mua rau củ bên ngoài làng
Selenium là một "yếu tố chống ung thư", bác sĩ Yu Kang, Trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng của Bệnh viện Đại học Y Liên minh Bắc Kinh (Trung Quốc) khẳng định. Cụ thể selen có thể đóng 3 vai trò chính sau:
- Một trong những yếu tố sinh tồn của tế bào ung thư là giải độc selen, nếu enzyme chuyển hóa SEPHS2 bị ức chế sẽ làm gián đoạn quá trình sử dụng selen của tế bào ung thư, hoặc khiến tế bào ung thư bị "đầu độc và chết".
- Sự phát triển của tế bào ung thư cần máu cung cấp chất dinh dưỡng liên tục, selen có thể khiến cơ thể con người nhanh chóng hình thành các yếu tố ức chế, cắt đứt kênh cung cấp chất dinh dưỡng của khối u.
- Selenium có tác dụng đối với miễn dịch tế bào, miễn dịch dịch thể và miễn dịch không đặc hiệu, có thể làm cho tế bào lympho sản sinh kháng thể, nâng cao khả năng miễn dịch, từ đó hỗ trợ chống ung thư.
Có thể nói, tình trạng dinh dưỡng của selen có liên quan mật thiết đến bệnh ung thư. Giáo sư Clark của Đại học Arizona đã tiến hành thử nghiệm đối chứng quy mô lớn kéo dài 13 năm trên 1.312 bệnh nhân ung thư, kết quả cho thấy bổ sung 200 microgam selen mỗi ngày có thể giảm 50% tỷ lệ tử vong do ung thư và 37% tỷ lệ mắc bệnh ung thư nói chung.
Có vẻ như "bí quyết" trường thọ của làng Nan'ao cũng không thể tách rời selen!
Cách nhận biết tình trạng thiếu selen
Để nhận biết tình trạng thiếu selen của bản thân, bạn có thể xem xét các dấu hiệu sau trên cơ thể mình:
- Thiếu selen nhẹ: Có thể biểu hiện như tóc chẻ đôi, rụng tóc, đồi mồi, một số khớp xương ở tay đặc biệt to;
- Thiếu selen trầm trọng: Có thể gây tổn thương cơ tim, dẫn đến bệnh Keshan, biểu hiện là tức ngực, khó thở, buồn nôn và nôn.
Làm thế nào để có thể bù đắp cho nó? Hàm lượng selen trong một số loại thực phẩm cao, nhưng không có nghĩa là tỷ lệ hấp thụ của cơ thể con người cũng cao, đặc biệt là đối với người trung niên và người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính, dạ dày và ruột kém thì khả năng hấp thụ càng kém. Lúc này, uống thực phẩm bổ sung là biện pháp "đi tắt đón đầu".
Nguồn và ảnh: Healthline, Kknews