Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021
Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >STT | Tỉnh thành | Ca nhiễm mới hôm qua |
Tổng Ca nhiễm |
Ca tử vong |
Ca tử vong công bố hôm qua |
---|---|---|---|---|---|
TỔNG | +3.088 | 849.197 | 20.915 | 81 | |
1 | TP.HCM | +909 | 414.744 | 15.901 | 61 |
2 | Hà Nội | +1 | 4.304 | 58 | 0 |
3 | Đồng Nai | +647 | 57.069 | 526 | 0 |
4 | Bình Dương | +483 | 224.012 | 2.240 | 10 |
5 | Tây Ninh | +274 | 8.674 | 139 | 0 |
6 | An Giang | +104 | 7.181 | 100 | 1 |
7 | Kiên Giang | +80 | 6.714 | 70 | 1 |
8 | Tiền Giang | +72 | 14.774 | 386 | 0 |
9 | Bình Thuận | +61 | 4.154 | 63 | 0 |
10 | Long An | +59 | 33.494 | 453 | 3 |
11 | Đồng Tháp | +49 | 8.937 | 262 | 1 |
12 | Đắk Lắk | +44 | 2.464 | 9 | 1 |
13 | Hậu Giang | +36 | 860 | 2 | 0 |
14 | Khánh Hòa | +35 | 8.371 | 100 | 1 |
15 | Lâm Đồng | +28 | 395 | 0 | 0 |
16 | Trà Vinh | +21 | 1.761 | 17 | 0 |
17 | Cần Thơ | +20 | 6.104 | 115 | 0 |
18 | Quảng Nam | +17 | 688 | 5 | 0 |
19 | Hà Nam | +15 | 767 | 0 | 0 |
20 | Vĩnh Long | +14 | 2.330 | 59 | 0 |
21 | Đắk Nông | +12 | 814 | 4 | 0 |
22 | Bến Tre | +12 | 2.067 | 71 | 0 |
23 | Bà Rịa - Vũng Tàu | +11 | 4.364 | 50 | 0 |
24 | Quảng Ngãi | +10 | 1.378 | 4 | 0 |
25 | Bình Phước | +10 | 1.489 | 10 | 0 |
26 | Bình Định | +8 | 1.434 | 16 | 0 |
27 | Quảng Bình | +7 | 1.779 | 6 | 0 |
28 | Lào Cai | +7 | 117 | 0 | 0 |
29 | Nghệ An | +7 | 1.951 | 17 | 0 |
30 | Bạc Liêu | +6 | 705 | 5 | 1 |
31 | Ninh Thuận | +6 | 1.179 | 23 | 0 |
32 | Thanh Hóa | +6 | 512 | 4 | 0 |
33 | Bắc Ninh | +4 | 1.919 | 14 | 0 |
34 | Thừa Thiên Huế | +3 | 860 | 11 | 0 |
35 | Phú Yên | +2 | 3.083 | 34 | 0 |
36 | Hà Tĩnh | +2 | 489 | 5 | 0 |
37 | Hải Phòng | +1 | 30 | 0 | 0 |
38 | Thái Bình | +1 | 78 | 0 | 0 |
39 | Phú Thọ | +1 | 54 | 0 | 0 |
40 | Vĩnh Phúc | +1 | 245 | 3 | 0 |
41 | Đà Nẵng | +1 | 4.932 | 73 | 0 |
42 | Kon Tum | +1 | 81 | 0 | 0 |
43 | Hà Giang | 0 | 198 | 0 | 0 |
44 | Điện Biên | 0 | 61 | 0 | 0 |
45 | Gia Lai | 0 | 857 | 4 | 0 |
46 | Thái Nguyên | 0 | 15 | 0 | 0 |
47 | Hòa Bình | 0 | 16 | 0 | 0 |
48 | Quảng Ninh | 0 | 15 | 0 | 0 |
49 | Bắc Kạn | 0 | 5 | 0 | 0 |
50 | Lai Châu | 0 | 5 | 0 | 0 |
51 | Tuyên Quang | 0 | 3 | 0 | 0 |
52 | Quảng Trị | 0 | 358 | 2 | 0 |
53 | Hưng Yên | 0 | 296 | 1 | 0 |
54 | Yên Bái | 0 | 7 | 0 | 0 |
55 | Sóc Trăng | 0 | 2.543 | 26 | 1 |
56 | Nam Định | 0 | 77 | 1 | 0 |
57 | Sơn La | 0 | 263 | 0 | 0 |
58 | Hải Dương | 0 | 181 | 1 | 0 |
59 | Lạng Sơn | 0 | 214 | 1 | 0 |
60 | Bắc Giang | 0 | 5.842 | 14 | 0 |
61 | Cà Mau | 0 | 798 | 10 | 0 |
62 | Ninh Bình | 0 | 86 | 0 | 0 |
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >Số mũi đã tiêm toàn quốc
59.803.048
Số mũi tiêm hôm qua
1.555.977
Trả lời báo chí, Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá ngoại giao vắc-xin COVID-19 giúp Việt Nam tiếp nhận hơn 80 triệu liều, song việc tiếp cận vẫn gặp không ít khó khăn.
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, đã nêu ra 3 khó khăn chính liên quan đến vấn đề nhập khẩu vắc-xin.
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế.
Thứ nhất, khó khăn chung lớn nhất là những vấn đề pháp lý liên quan đến mua bán, nhập khẩu vắc-xin. Việt Nam phải chấp nhận hầu hết các điều kiện mà các nhà cung ứng vắc-xin đưa ra như vấn đề thỏa thuận bồi hoàn, miễn trừ về trách nhiệm, bảo mật thông tin và cả rủi ro liên quan đến giao hàng không đúng thời hạn.
Thứ hai là khan hiếm nguồn cung ứng vắc-xin trên toàn cầu ngay từ đầu cho đến bây giờ vẫn đang diễn ra. Hiện nay, ngay cả cơ chế Covax cũng chưa đạt được kế hoạch cung ứng vắc-xin cho các nước, trong đó có Việt Nam.
Thứ ba là các nước thay đổi chính sách trong tiêm chủng vắc-xin như mở rộng đối tượng tiêm, tiêm tăng cường mũi 3, do đó có sự điều chỉnh trong chính sách cung ứng vắc-xin làm chúng ta cũng bị ảnh hưởng theo.
"Ngay như trong tháng 10 này, mặc dù chúng ta có kế hoạch tiếp nhận vắc-xin với số lượng lớn, tuy nhiên nguồn cung chưa đảm bảo. Hiện đã giữa tháng 10, nhưng mới chỉ nhận được lượng vắc-xin đạt 20% so với kế hoạch", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long thông tin.
Vì vậy, trong thời gian qua Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp tục có những chỉ đạo rất quyết liệt để tăng tốc tìm kiếm nguồn cung vắc-xin COVID-19 về Việt Nam.
"Chúng ta đã và đang tổ chức chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử tại hơn 12.000 điểm tiêm ở tất cả các tỉnh, thành phố, bao gồm cả điểm tiêm cố định và lưu động. Bộ Y tế đã liên tục tổ chức đào tạo, tập huấn, hội nghị trực tuyến, kiểm tra giám sát với các địa phương để đôn đốc triển khai chiến dịch tiêm chủng trên nguyên tắc đẩy nhanh bao phủ mũi 1. Vắc-xin nào về thì tổ chức triển khai tiêm ngay, sau đó trả bù mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đến thời hạn", Bộ trưởng nói.
Vì vậy, tốc độ tiêm vắc-xin của nước ta hiện nay ở mức độ cao so với nhiều nước trên thế giới, có nhiều ngày vượt trên một triệu liều/ngày. Bộ trưởng Y tế hy vọng có thể đạt mức cao hơn về số lượng mũi tiêm trong ngày.
Theo Bộ trưởng Y tế, tốc độ tiêm vắc-xin quyết định cho việc mở cửa nền kinh tế và đưa cuộc sống trở lại bình thường, do đó Bộ Y tế đã liên tục khuyến cáo các địa phương phải tăng tốc tiêm chủng.
"Nếu địa phương nào tiêm chậm, Bộ Y tế sẽ điều chuyển vắc-xin đến địa phương có tốc độ tiêm đảm bảo yêu cầu", Bộ trưởng lưu ý.
Theo Cục Y tế dự phòng, từ ngày 1-12/10, trung bình mỗi ngày tiêm khoảng 1,1-1,2 triệu liều.
8 tỉnh, thành đã bao phủ vắc-xin ít nhất mũi 1 cho trên 90% dân số từ 18 tuổi; 2 tỉnh bao phủ 70-80%; 4 tỉnh đạt 50-70%; 49 tỉnh mới bao phủ vắc-xin mũi 1 cho dưới 50% dân số từ 18 tuổi.
TP.HCM hiện là địa phương có số lượng vắc-xin được phân bổ và người dân được tiêm cao nhất cả nước. Một số tỉnh như: Quảng Trị, Lai Châu, Kiên Giang, Yên Bái, Hà Giang... chỉ mới sử dụng 50-80% số vắc-xin được phân bổ.