Bộ Y tế cân nhắc việc cách ly F1 tại nhà trên toàn quốc

Theo đại diện Bộ Y tế, quy định cách ly F1 tại nhà có thể giúp giảm tải cho các khu vực cách ly tập trung.

Số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng từ 27/04/2021
(Số liệu cập nhật lúc 17:58 02/07/2021) - Nguồn: Bộ Y tế
STT Tỉnh Ca nhiễm mới
hôm nay
Tổng ca nhiễm Ca tử vong
TỔNG

Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 cho các đối tượng thuộc diện F1 để UBND TP.HCM xem xét, áp dụng thí điểm trên địa bàn thành phố.

Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), cho biết, thời gian tới, trên cơ sở đánh giá thí điểm tại TP.HCM, Bộ sẽ xin ý kiến các cơ quan, địa phương để quyết định việc áp dụng hướng dẫn này trên phạm vi toàn quốc.

Khu vực cách ly. (Ảnh minh họa).

Cụ thể, Bộ Y tế và UBND TP.HCM sẽ tổng kết những điểm vướng mắc, thiếu sót, chưa phù hợp thực tế để sửa đổi, bổ sung hướng dẫn và áp dụng chính thức.

Theo bà Hương, quy định cách ly F1 tại nhà có thể giúp giảm tải cho các khu vực cách ly tập trung.

"Điều này cũng giúp F1 giảm nguy cơ lây nhiễm chéo trong các cơ sở bị quá tải hoặc khu cách ly được cải tạo từ trường học, văn phòng phải sử dụng nhà vệ sinh chung không đạt yêu cầu phòng, chống dịch. Ngoài ra, cách ly tại nhà còn tạo điều kiện sinh hoạt tốt hơn cho những người này", bà Hương nhận định.

Tuy nhiên, bà Hương cũng cho biết, việc xuất hiện biến chủng virus mới có khả năng lây lan nhanh nên nguy cơ lây nhiễm cao. Nếu người cách ly không tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch thì sẽ làm lây lan cho người ở cùng và lây lan ra cộng đồng. Đồng thời, việc cách ly F1 tại nhà cần sự giám sát rất chặt chẽ của chính quyền địa phương.

Ngoài ra, với những nơi có nhiều F1 và rải rác trên địa bàn, địa phương phải bố trí nhiều cán bộ y tế hơn để theo dõi, giám sát.

Về điều kiện nơi ở để F1 cách ly phải là nhà ở riêng biệt (biệt thự, nhà ở liền kề, nhà ở độc lập); có phòng riêng khép kín, tách biệt với khu sinh hoạt gia đình, bà Hương cho biết với biến chủng virus mới, nguy cơ lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình là rất lớn. Vì vậy, nhà cách ly phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong quá trình cách ly.

Ngoài ra, đại diện Bộ Y tế cũng cho biết, điều này tương tự hướng dẫn cách ly tại nhà đối với trẻ em được áp dụng từ tháng 2.

Sau 4 tháng thực hiện hướng dẫn này, cơ quan chức năng nhận thấy mọi điều kiện đều khả thi, không xảy ra lây nhiễm và chưa địa phương nào phản ánh về khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, khi số ca F0 tăng lên, kéo theo số lượng F1 tăng lên theo thì phương án cách ly tại nhà là cần thiết, để giảm sự quá tải của các khu cách ly tập trung.

Tuy nhiên, ông Phu cũng lưu ý cần chia F1 thành 2 loại: F1 có nguy cơ lây cao (tiếp xúc quá gần với F0, hoặc cùng lao động, sinh hoạt trong không gian khép kín với F0) và F1 có nguy cơ lây thấp hơn.

Những trường hợp có nguy cơ cao vẫn cần được đưa đi cách ly tập trung. Các F1 nguy cơ lây thấp thì có thể được cách ly tại nhà. Việc phân loại này sẽ do y tế địa phương đánh giá. 

Thế giới Việt Nam Ấn Độ Braxin Thái Lan Campuchia Nhật Bản