Đại học Oxford chính thức công bố 2 kết quả nghiên cứu mới
Gần đây, Đại học Oxford (Anh) đã công bố 2 kết quả nghiên cứu về vắc xin Covid-19 của AstraZeneca.
Kết quả thứ nhất: Các nhà khoa học khẳng định rằng hiệu quả miễn dịch của việc tiêm kết hợp hai loại vắc xin (thử nghiệm hiện tại là AstraZeneca và Pfizer) đã được tăng lên mạnh mẽ.
Kết quả thứ hai: Nếu giữ khoảng cách giữa 2 mũi tiêm (mũi 1 và 2) sau 45 tuần thì kết quả (hiệu quả bảo vệ) còn tốt hơn nữa.
Chuyên gia Andrew Pollard, trưởng nhóm, nghiên cứu chính của Nhóm thử nghiệm vắc xin thuộc Đại học Oxford, trả lời trên Tạp chí The Lancet bản giấy rằng trong số những người tham gia từ 18-55 tuổi, liều thứ hai và liều đầu tiên được tiêm sau 45 tuần sẽ có phản ứng kháng thể tăng gấp 18 lần so với chỉ dùng một liều.
Nếu so sánh, liều vắc xin thứ nhất và thứ hai cách nhau 12 tuần thì lượng kháng thể chỉ tăng gấp 4 lần. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu chỉ tiêm một liều thì lượng kháng thể sẽ giảm xuống trong vòng một năm, nhưng vẫn cao hơn mức ban đầu.
Do đó, một liều vắc xin không chỉ có thể tạo ra khả năng miễn dịch chống lại Covid-19 trong vòng 3 tháng, mà còn có hiệu quả trong vòng một năm.
Chuyên gia Andrew Pollard, trưởng nhóm, nghiên cứu chính của Nhóm thử nghiệm vắc xin thuộc Đại học Oxford (Anh)
Đồng thời, nếu tiêm liều thứ 3 sau liều thứ 2 khoảng 6 tháng thì lượng kháng thể sẽ tăng gấp 6 lần và có khả năng vô hiệu hóa virus đột biến mạnh hơn, kể cả virus đột biến Delta.
Chuyên gia Pollard nói rằng, có thể thấy rằng trong trường hợp thiếu nguồn cung vắc xin, chỉ tiêm 1 liều vắc xin duy nhất có thể cung cấp một mức độ bảo vệ nhất định.
Đồng thời, khoảng thời gian giữa 2 mũi tiêm (1 và 2) kéo dài hơn cũng có thể bảo vệ tốt, và liều vắc xin thứ 3 có thể cải thiện hơn nữa phản ứng miễn dịch, tăng cường khả năng trung hòa của thể virus đột biến, nâng cao miễn dịch của những người dễ bị tổn thương đối với virus đột biến.
Ngoài ra, số lượng mẫu của nghiên cứu này không đủ để khẳng định nguy cơ tác dụng phụ của vắc xin, ít nhất là trong liều thứ hai và liều nhắc lại, những người tham gia tiêm chủng bước đầu có kết quả tốt.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng vắc xin Pfizer được tiêm 4 tuần sau AstraZeneca có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ.
Nghiên cứu mở ra hướng mới trong việc tiêm chủng linh hoạt hơn
Chuyên gia Matthew Snape, phó giáo sư nhi khoa và tiêm chủng tại Đại học Oxford, cho biết nghiên cứu này cung cấp một khả năng khác cho việc tiêm chủng linh hoạt.
Ông cho rằng, tác dụng của liều thứ hai ở vắc xin AstraZeneca cách nhau 8-12 tuần (giữa 2 liều) tốt hơn so với 4 tuần, việc tiêm chủng hỗn hợp có khả năng cho hiệu quả tương tự, tức là tác dụng của vắc xin Pfizer sẽ tốt hơn sau 12 tuần. Dữ liệu này sẽ sớm được công bố chi tiết.
Chuyên gia Matthew Snape, phó giáo sư nhi khoa và tiêm chủng tại Đại học Oxford (phải)
Phó Giám đốc Cơ quan Y tế Anh, chuyên gia dịch tễ, GS. Jonathan Van-Tam cho biết nguồn cung cấp vắc xin của Vương quốc Anh là đủ với 84,1% người trưởng thành đã được tiêm liều đầu tiên và 61,6% người đã được tiêm hai liều.
Hai liều vắc xin AstraZeneca đã bảo vệ hàng chục nghìn người Anh khỏi cánh tay tử thần và hiện không có kế hoạch thay đổi khoảng thời gian tiêm chủng hoặc các kế hoạch tiêm chủng kết hợp.
Phó Giám đốc Cơ quan Y tế Anh, chuyên gia dịch tễ, GS. Jonathan Van-Tam
Tuy nhiên, nhiều nước trên thế giới vẫn đang phải đối mặt với vấn đề khó khăn về nguồn cung vắc xin, việc tiêm chủng nhiều tháng hoặc tiêm chủng hỗn hợp có thể tạo thuận lợi hơn cho việc quảng bá vắc xin tại các địa phương.
Theo Sohu, Fox News